Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174989

"THỔI” SỨC SỐNG MỚI CHO DI SẢN

Ngày 28/10/2024 14:44:52


 
Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
 177d6143221t20265l0.jpg

Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.

Di sản trong thời số hóa

Số hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2 năm (2017-2018), tỉnh Thanh Hóa đã triển khai cập nhật, sử dụng phần mềm quản lý di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lập kế hoạch, dự án, đề án số hóa 3D hiện vật, bảo vật quốc gia trình UBND tỉnh phê duyệt và hiện đang triển khai thực hiện; xây dựng website với các hạng mục tin tức hoạt động, phóng sự ảnh, triển lãm... giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tham quan, nghiên cứu, học tập về di sản ở mọi nơi, mọi lúc.

Tuy nhiên, đến nay, việc số hóa mới chỉ dừng lại ở việc số hóa các di sản văn hóa vật thể lớn như: Di sản Thành Nhà Hồ, Di tích lịch sử Lam Kinh. Còn việc số hóa di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn hạn chế. Việc áp dụng công nghệ thông tin, số hóa di sản phi vật thể chưa được khai thác hiệu quả. Điều này có thể nhận thấy khi chúng ta lên không gian mạng tìm kiếm các lễ hội, trò diễn độc đáo của tỉnh Thanh Hóa đều cho kết quả khá nghèo nàn. Các website, trang thông tin của các địa phương cũng hạn chế đưa hình ảnh, video về các di sản văn hóa của địa phương. Ngay cả việc tìm kiếm thông tin về lễ hội trên Cổng thông tin điện tử lễ hội của Cục Văn hóa cơ sở (lehoi.com.vn) cũng chỉ thấy số liệu chung như: 10.354 lễ hội truyền thống, 687 lễ hội văn hóa, 79 lễ hội ngành nghề... Thông tin về một lễ hội cụ thể thì khó tìm kiếm.

Trong xã hội hiện nay, các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là hình thức sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân. Điều này được chứng minh qua việc nhiều lễ hội, loại hình diễn xướng dân gian, trò chơi, trò diễn được phục dựng và thu hút đông đảo người dân tham gia. Trước xu thế đó, việc số hóa các di sản văn hóa phi vật thể trở thành nhiệm vụ tất yếu để di sản được nâng cao “tuổi thọ”, được gìn giữ yếu tố gốc cho thế hệ sau, đặc biệt được quảng bá, giới thiệu nét độc đáo đến đông đảo Nhân dân.

Để hiện thực hóa nhiệm vụ số hóa các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành và triển khai Đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam”. Đề án đặt ra mục tiêu thu thập thông tin cơ bản nhằm rà soát, đánh giá thực trạng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lễ hội; hệ thống hóa cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động lễ hội và khai thác, cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả...

Nằm trong xu thế chung đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ phải đẩy mạnh hoạt động số hóa di sản trong thời gian tới. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng, cho biết: Sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh số hóa một cách đồng bộ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm đạt mục tiêu chung trong Chương trình Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chương trình, đề án về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục cập nhật các di sản, di tích vào phần mềm quản lý của ngành, quảng bá trên Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững...

Đổi mới tạo đột phá

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút nhiều khách du lịch bởi không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn bởi những nét đặc sắc trong lễ hội, trò diễn của các địa phương, dân tộc. Như sự độc đáo linh thiêng trong lễ hội đền Bà Triệu với màn rước kiệu - kiệu quay. Hay sự ấn tượng, sinh động của những chiếc mặt nạ, điệu múa “độc nhất vô nhị” trong trò diễn Xuân Phả...
177d6143239t8987l3-15.jpg

Du khách tham quan Di tích đền Bà Triệu.

Tuy nhiên, để tạo sự phát triển đột phá và bền vững hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, thì việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm văn hóa và người dân trong việc bảo vệ, thực hành di sản được xem là một nhiệm vụ quan trọng. Bởi di sản văn hóa cần được sống trong môi trường văn hóa của nó mà không phải môi trường văn hóa “đại trà”. Và, việc thực hành di sản cần được cân nhắc kỹ, đúng thời điểm, đúng không gian, tránh làm sai lệch giá trị, ý nghĩa của di sản. Đồng thời cần tích cực đổi mới cách thức hoạt động, tổ chức các hoạt động văn hóa sao cho hài hòa giữa việc vừa đảm bảo yếu tố gốc của di sản và tính thích ứng, thiên biến của văn hóa.

Thanh Hóa là địa phương có số lượng di sản văn hóa phi vật thể khá lớn, cũng là nơi có di sản Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt và Mo Mường nằm trong danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do đó tỉnh cũng cần có các giải pháp liên kết trong quản lý và khai thác các di sản. Bởi, liên kết di sản trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản là một xu hướng tất yếu.

Thế nhưng, cái khó hiện nay đó là Nhà nước hiện vẫn chưa có cơ chế quản lý di sản liên vùng, liên tỉnh cùng quy chế mở rộng cộng đồng tham gia theo các điều khoản của UNESCO. Do vậy, các địa phương chỉ thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong địa bàn quản lý; công tác liên kết trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể rất lỏng lẻo, gần như là chưa có. Trong khi đó, việc liên kết các di sản văn hóa được xem là bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác các di sản. Bởi di sản văn hóa phi vật thể được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển trong cộng đồng. Sự liên kết giữa các di sản, liên kết cộng đồng, vùng miền sẽ giúp các di sản có đất sống, được quảng bá. Đặc biệt, sự liên kết sẽ giúp đánh giá, nhận diện những đặc trưng của từng di sản để có biện pháp bảo vệ và khai thác thích hợp.
Nguồn;Baothanhhoa.vn

"THỔI” SỨC SỐNG MỚI CHO DI SẢN

Đăng lúc: 28/10/2024 14:44:52 (GMT+7)


 
Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
 177d6143221t20265l0.jpg

Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.

Di sản trong thời số hóa

Số hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2 năm (2017-2018), tỉnh Thanh Hóa đã triển khai cập nhật, sử dụng phần mềm quản lý di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lập kế hoạch, dự án, đề án số hóa 3D hiện vật, bảo vật quốc gia trình UBND tỉnh phê duyệt và hiện đang triển khai thực hiện; xây dựng website với các hạng mục tin tức hoạt động, phóng sự ảnh, triển lãm... giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tham quan, nghiên cứu, học tập về di sản ở mọi nơi, mọi lúc.

Tuy nhiên, đến nay, việc số hóa mới chỉ dừng lại ở việc số hóa các di sản văn hóa vật thể lớn như: Di sản Thành Nhà Hồ, Di tích lịch sử Lam Kinh. Còn việc số hóa di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn hạn chế. Việc áp dụng công nghệ thông tin, số hóa di sản phi vật thể chưa được khai thác hiệu quả. Điều này có thể nhận thấy khi chúng ta lên không gian mạng tìm kiếm các lễ hội, trò diễn độc đáo của tỉnh Thanh Hóa đều cho kết quả khá nghèo nàn. Các website, trang thông tin của các địa phương cũng hạn chế đưa hình ảnh, video về các di sản văn hóa của địa phương. Ngay cả việc tìm kiếm thông tin về lễ hội trên Cổng thông tin điện tử lễ hội của Cục Văn hóa cơ sở (lehoi.com.vn) cũng chỉ thấy số liệu chung như: 10.354 lễ hội truyền thống, 687 lễ hội văn hóa, 79 lễ hội ngành nghề... Thông tin về một lễ hội cụ thể thì khó tìm kiếm.

Trong xã hội hiện nay, các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là hình thức sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân. Điều này được chứng minh qua việc nhiều lễ hội, loại hình diễn xướng dân gian, trò chơi, trò diễn được phục dựng và thu hút đông đảo người dân tham gia. Trước xu thế đó, việc số hóa các di sản văn hóa phi vật thể trở thành nhiệm vụ tất yếu để di sản được nâng cao “tuổi thọ”, được gìn giữ yếu tố gốc cho thế hệ sau, đặc biệt được quảng bá, giới thiệu nét độc đáo đến đông đảo Nhân dân.

Để hiện thực hóa nhiệm vụ số hóa các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành và triển khai Đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam”. Đề án đặt ra mục tiêu thu thập thông tin cơ bản nhằm rà soát, đánh giá thực trạng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lễ hội; hệ thống hóa cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động lễ hội và khai thác, cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả...

Nằm trong xu thế chung đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ phải đẩy mạnh hoạt động số hóa di sản trong thời gian tới. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng, cho biết: Sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh số hóa một cách đồng bộ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm đạt mục tiêu chung trong Chương trình Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chương trình, đề án về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục cập nhật các di sản, di tích vào phần mềm quản lý của ngành, quảng bá trên Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững...

Đổi mới tạo đột phá

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút nhiều khách du lịch bởi không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn bởi những nét đặc sắc trong lễ hội, trò diễn của các địa phương, dân tộc. Như sự độc đáo linh thiêng trong lễ hội đền Bà Triệu với màn rước kiệu - kiệu quay. Hay sự ấn tượng, sinh động của những chiếc mặt nạ, điệu múa “độc nhất vô nhị” trong trò diễn Xuân Phả...
177d6143239t8987l3-15.jpg

Du khách tham quan Di tích đền Bà Triệu.

Tuy nhiên, để tạo sự phát triển đột phá và bền vững hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, thì việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm văn hóa và người dân trong việc bảo vệ, thực hành di sản được xem là một nhiệm vụ quan trọng. Bởi di sản văn hóa cần được sống trong môi trường văn hóa của nó mà không phải môi trường văn hóa “đại trà”. Và, việc thực hành di sản cần được cân nhắc kỹ, đúng thời điểm, đúng không gian, tránh làm sai lệch giá trị, ý nghĩa của di sản. Đồng thời cần tích cực đổi mới cách thức hoạt động, tổ chức các hoạt động văn hóa sao cho hài hòa giữa việc vừa đảm bảo yếu tố gốc của di sản và tính thích ứng, thiên biến của văn hóa.

Thanh Hóa là địa phương có số lượng di sản văn hóa phi vật thể khá lớn, cũng là nơi có di sản Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt và Mo Mường nằm trong danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do đó tỉnh cũng cần có các giải pháp liên kết trong quản lý và khai thác các di sản. Bởi, liên kết di sản trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản là một xu hướng tất yếu.

Thế nhưng, cái khó hiện nay đó là Nhà nước hiện vẫn chưa có cơ chế quản lý di sản liên vùng, liên tỉnh cùng quy chế mở rộng cộng đồng tham gia theo các điều khoản của UNESCO. Do vậy, các địa phương chỉ thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong địa bàn quản lý; công tác liên kết trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể rất lỏng lẻo, gần như là chưa có. Trong khi đó, việc liên kết các di sản văn hóa được xem là bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác các di sản. Bởi di sản văn hóa phi vật thể được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển trong cộng đồng. Sự liên kết giữa các di sản, liên kết cộng đồng, vùng miền sẽ giúp các di sản có đất sống, được quảng bá. Đặc biệt, sự liên kết sẽ giúp đánh giá, nhận diện những đặc trưng của từng di sản để có biện pháp bảo vệ và khai thác thích hợp.
Nguồn;Baothanhhoa.vn

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn