Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174989

LÊ ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ

Ngày 11/04/2023 10:34:13

 

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Đại Hành không chỉ là một vị Hoàng đế có đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam và giữ nền độc lập cho dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

lh.png
Tượng đức vua Lê Hoàn

Hoàng đế Lê Đại Hành, húy là Lê Hoàn, sinh năm 941, tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Cha của Lê Hoàn là Lê Mịch, mẹ của ông là Đặng Thị Sen. Truyền rằng: khi mẹ ông sắp sinh nằm mơ thấy trong bụng nở một bông sen, kết thành hạt, bà lấy chia cho mọi người, còn mình thì không được ăn, không hiểu nguyên do thế nào. Đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941, thì Lê Hoàn được sinh ra (theo sách Đại Việt sử ký toàn thư). Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Có viên quan án Châu Ái-Thanh Hóa đưa ông về làm con nuôi. Lê Hoàn chịu khó chăm làm. Vào mùa đông một đêm trời giá rét, viên quan vào chỗ ông ngủ thấy có ánh sáng lạ, còn ông thì nằm úp cối, có con rồng vàng ấp lên trên. Từ đấy biết Lê Hoàn có tướng lạ, viên quan nuôi nấng dạy dỗ tử tế. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài được Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2000 binh sĩ, rồi cầm quân đi đánh các sứ quân. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập lên nhà Đinh. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm lại có ý chí nên ông rất được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Năm 971, Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được phong chức Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền chỉ huy sứ (tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư (lúc đó ông mới 30 tuổi).

Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại, ông cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền đưa Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi, lúc đó Đinh Toàn mới 6 tuổi. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp.

lh2.png

Đền thờ đức vua Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân

Thấy triều đình rối ren, quân Tống bên Trung Quốc có ý định tiến sang xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa bắt triều đình phải quy phụ đầu hàng: (Nếu quy phụ thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta quyết đánh). Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga giao nhiệm vụ cho Lê Hoàn tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến. Trong cuộc họp bàn kế hoạch xuất quân, Đại tướng Phạm Cự Lạng đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua, thay cho vua nhỏ Đinh Toàn. Thái hậu Dương Vân Nga và quân sĩ đồng thanh ủng hộ. Dương Thái hậu đã sai người lấy áo long cổn khoác lên cho ông, Lê Hoàn lên ngôi (tức vua Lê Đại Hành), nhà Tiền Lê thành lập. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, ổn định tình hình nội bộ, rồi chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu. Lê Đại Hành cử Phạm Cử Lạng làm tướng quân.

Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. Lê Đại Hành chỉ huy đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông. Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, dù rất mạnh về thế trận, nhưng những chiến thuyền Tống bị thủng bởi những chiếc cọc sông dày đặc. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được. Thủy quân Tống thất bại. Khi quân Hầu Nhân Bảo (quân Tống) kéo đến Chi Lăng, Lê Đại Hành vờ xin hàng để đánh lừa, rồi phục binh đổ ra dánh dữ dội. Số quân địch bị têu diệt hơn phân nửa. Dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, quân ta đã đập tan cuộc xâm lược nhà Tống.

Năm 982 Lê Đại Hành cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành (một nước ở phía Nam) và bị vua Chiêm Thành bắt giữ. Lê Đại Hành tức giận, “ sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí và chỉ huy đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được nhiều quân sĩ, lấy các đồ quý đem về, thu được rất nhiều vàng bạc, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”. Lê Đại Hành cũng rất quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn trong suốt thời gian ông trị vì. Ông đích thân cầm quân đánh dẹp của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không những bảo vệ chắc biên giới mà còn chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm biên giới lãnh thổ.

Trong những năm Lê Đại Hành làm vua, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện ở kinh đô Hoa Lư, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp( tổ chức lễ cày tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, cho quân sĩ đào đắp nhiều kênh, đê, mở mang đường sá…). Ông là người đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông của nhà Lê( hiện nay vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử). Lê Đại Hành sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống đòi Lê Đại Hành quỳ nhận sắc phong của vua Tống. Ông lấy cớ là đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Lê Đại Hành thường xuyên sai sứ sang nhà Tống để giữ vững mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.

lh1.png

                                                          Lễ hội Lê Hoàn năm 2022

Giữa năm 1005, ông mất. Ông ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi. Vua Lê Đại Hành, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao lỗi lạc, người có công lớn dẹp loạn 12 xứ quân, đánh đuổi quân Tống xâm lược, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi nước Đại Cồ Việt ở thể kỷ thứ X.

 

Nguồn: Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

LÊ ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ

Đăng lúc: 11/04/2023 10:34:13 (GMT+7)

 

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Đại Hành không chỉ là một vị Hoàng đế có đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam và giữ nền độc lập cho dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

lh.png
Tượng đức vua Lê Hoàn

Hoàng đế Lê Đại Hành, húy là Lê Hoàn, sinh năm 941, tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Cha của Lê Hoàn là Lê Mịch, mẹ của ông là Đặng Thị Sen. Truyền rằng: khi mẹ ông sắp sinh nằm mơ thấy trong bụng nở một bông sen, kết thành hạt, bà lấy chia cho mọi người, còn mình thì không được ăn, không hiểu nguyên do thế nào. Đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941, thì Lê Hoàn được sinh ra (theo sách Đại Việt sử ký toàn thư). Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Có viên quan án Châu Ái-Thanh Hóa đưa ông về làm con nuôi. Lê Hoàn chịu khó chăm làm. Vào mùa đông một đêm trời giá rét, viên quan vào chỗ ông ngủ thấy có ánh sáng lạ, còn ông thì nằm úp cối, có con rồng vàng ấp lên trên. Từ đấy biết Lê Hoàn có tướng lạ, viên quan nuôi nấng dạy dỗ tử tế. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài được Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2000 binh sĩ, rồi cầm quân đi đánh các sứ quân. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập lên nhà Đinh. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm lại có ý chí nên ông rất được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Năm 971, Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được phong chức Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền chỉ huy sứ (tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư (lúc đó ông mới 30 tuổi).

Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại, ông cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền đưa Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi, lúc đó Đinh Toàn mới 6 tuổi. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp.

lh2.png

Đền thờ đức vua Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân

Thấy triều đình rối ren, quân Tống bên Trung Quốc có ý định tiến sang xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa bắt triều đình phải quy phụ đầu hàng: (Nếu quy phụ thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta quyết đánh). Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga giao nhiệm vụ cho Lê Hoàn tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến. Trong cuộc họp bàn kế hoạch xuất quân, Đại tướng Phạm Cự Lạng đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua, thay cho vua nhỏ Đinh Toàn. Thái hậu Dương Vân Nga và quân sĩ đồng thanh ủng hộ. Dương Thái hậu đã sai người lấy áo long cổn khoác lên cho ông, Lê Hoàn lên ngôi (tức vua Lê Đại Hành), nhà Tiền Lê thành lập. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, ổn định tình hình nội bộ, rồi chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu. Lê Đại Hành cử Phạm Cử Lạng làm tướng quân.

Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. Lê Đại Hành chỉ huy đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông. Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, dù rất mạnh về thế trận, nhưng những chiến thuyền Tống bị thủng bởi những chiếc cọc sông dày đặc. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được. Thủy quân Tống thất bại. Khi quân Hầu Nhân Bảo (quân Tống) kéo đến Chi Lăng, Lê Đại Hành vờ xin hàng để đánh lừa, rồi phục binh đổ ra dánh dữ dội. Số quân địch bị têu diệt hơn phân nửa. Dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, quân ta đã đập tan cuộc xâm lược nhà Tống.

Năm 982 Lê Đại Hành cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành (một nước ở phía Nam) và bị vua Chiêm Thành bắt giữ. Lê Đại Hành tức giận, “ sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí và chỉ huy đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được nhiều quân sĩ, lấy các đồ quý đem về, thu được rất nhiều vàng bạc, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”. Lê Đại Hành cũng rất quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn trong suốt thời gian ông trị vì. Ông đích thân cầm quân đánh dẹp của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không những bảo vệ chắc biên giới mà còn chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm biên giới lãnh thổ.

Trong những năm Lê Đại Hành làm vua, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện ở kinh đô Hoa Lư, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp( tổ chức lễ cày tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, cho quân sĩ đào đắp nhiều kênh, đê, mở mang đường sá…). Ông là người đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông của nhà Lê( hiện nay vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử). Lê Đại Hành sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống đòi Lê Đại Hành quỳ nhận sắc phong của vua Tống. Ông lấy cớ là đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Lê Đại Hành thường xuyên sai sứ sang nhà Tống để giữ vững mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.

lh1.png

                                                          Lễ hội Lê Hoàn năm 2022

Giữa năm 1005, ông mất. Ông ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi. Vua Lê Đại Hành, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao lỗi lạc, người có công lớn dẹp loạn 12 xứ quân, đánh đuổi quân Tống xâm lược, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi nước Đại Cồ Việt ở thể kỷ thứ X.

 

Nguồn: Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn