KẾ HOẠCH Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn xã Trường Xuân
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng
trên địa bàn xã Trường Xuân năm 2023
Thực hiện kế hoạch của UBND huyện Thọ Xuân về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn huyện năm 2023. Uỷ ban nhân dân xã Trường Xuân xây dựng Kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn xã năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tổng quát
- Tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước đồng bộ, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động, hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng chính quyền số.
2. Mục tiêu cụ thể
- Duy trì hiệu quả phòng họp trực tuyến cấp xã.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh, nhất là việc gửi/nhận văn bản, tạo lập, xử lý văn bản, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).
- Duy trì Trang TTĐT xã hoạt động ổn định và cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; trên cơ sở nền tảng cơ sở dữ liệu trang thông tin điện tử từng bước hoàn thành việc số hóa các dữ liệu về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, điểm du lịch, cơ sở lưu trú liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu của huyện.
- 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
- Áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, thu phí, lệ phí biên lai điện tử, hóa đơn điện tử.
- Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo an toàn an ninh thông tin theo cấp độ.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trên tổng hồ sơ đạt trên 90% trở lên, tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt qua ví VNPT PAY, quét mã QR, hóa đơn điện tử, biên lai điện tử trong việc thu phí, lệ phí dịch vụ công và các TTHC.
- Tiếp tục phát triển các hệ thống nền tảng phát triển Chính quyền điện tử,
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phù hợp với lộ trình phát triển Chính quyền
điện tử của huyện.
Các hocj viên tham gia lớp tập huấn về công tác Chuyển đổi số
II. NHIỆM VỤ
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận để thực hiện.
- Triển khai kịp thời các văn bản, kế hoạch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện về lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
- Chỉ đạo Công chức Văn hóa – xã hội thường xuyên cập nhật tin, bài, các văn bản chỉ đạo điều hành của Đảng ủy – HĐND - UBND xã trên Trang TTĐT để nhân dân có thể khai thác thông tin thuận lợi.
2. Phát triển hạ tầng số
- Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông. Phối hợp với Viễn thông Thọ Xuân lắp đặt các trạm phát sóng BTS.
- Chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin, Internet trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã từ ứng dụng giao thức (IPV4) sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPV6).
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 90% trở lên các hộ gia đình.
3. Phát triển dữ liệu
- Đẩy mạnh sử dụng tốt hệ thống phần mềm Quản lý văn bản, hồ sơ công việc TDOffice đến tất cả cán bộ công chức UBND xã để phục vụ việc trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
- Duy trì, thực hiện hệ thống Thư điện tử công vụ và hệ thống phần mềm theo dõi nhiệm vụ của cán bộ, công chức UBND xã.
- Tiếp tục phát triển ứng dụng nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ như quản lý cán bộ, các phần mềm quản lý chuyên ngành về tài chính - kế toán; Tài nguyên và Môi trường; Quản lý hộ tịch…
- Đầu tư hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý, bảo vệ thông tin, cơ sở dữ liệu tại UBND xã và triển khai thực hiện hiệu quả các phần mềm cơ sở dữ liệu dự án do ngành cấp trên cài đặt, cung cấp.
- Áp dụng, triển khai ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, thi đua khen thưởng.
4. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
- Triển khai ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính góp phần công khai, minh bạch và rút ngắn thời gian, quy tình giải quyết thủ tục hành chính. Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống một cửa điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
- Ứng dụng, triển khai hiệu quả CNTT tại bộ phận một cửa điện tử của UBND xã, đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Các hồ sơ giải quyết TTHC trực tuyến tại bộ phận một cửa điện tử UBND xã được giải quyết đúng thời hạn, không để trễ hẹn, không bổ sung hồ sơ quá 01 lần.
- Thực hiện các nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước của huyện ban hành hàng năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về ứng dụng CNTT của UBND tỉnh.
5. Bảo đảm an toàn thông tin
- Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, tăng cường sử dụng các thiết bị, phần mềm bảo vệ; Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy tính tại cơ quan đơn vị, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và khắc phục nhanh các sự cố mất an toàn thông tin xảy ra.
- Đầu tư trang thiết bị, bổ sung nhân lực đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của xã.
6. Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền số của xã.
- Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về CNTT, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức do cấp trên tổ chức.
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số, phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan, đơn vị.
III. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về
chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của địa phương.
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số trên Trang thông tin điện tử của xã.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân về sử dụng Internet, thư điện tử, giao dịch điện tử, mua bán trực tuyến, tham gia sàn giao dịch nông sản, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân,…
2. Phát triển mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
- Phối hợp với các doanh nghiệp về viễn thông - CNTT, đảm bảo việc thực hiện các ứng dụng về CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trong các cơ quan nhà nước: phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy; các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm: thanh toán dịch vụ công trực tuyến; giải pháp tích hợp thanh toán dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến và giải pháp thẻ điện tử….
- Định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh
bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Nhằm phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.
3. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tại UBND xã; quan tâm, mua sắm cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền; nâng cấp hệ thống mạng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra có thể cài các phần mềm diệt virus miễn phí khác có khả năng đảm bảo an toàn cao.
- Tăng cường Quản lý và sử dụng hộp thư công vụ, mail công vụ thay thế các thư thông thường khác.
- Tiếp tục phối hợp với Tổ ứng cứu sự cố của UBND huyện để khắc phục kịp thời sự cố về mất an toàn thông tin trên địa bàn xã.
4. Tập huấn, đào tạo nguồn lực CNTT
- Tăng cường phối hợp với UBND huyện, Viễn thông Thọ Xuân bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức; phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp huyện triển khai công tác đào tạo cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn về ứng dụng các phần mềm trong giải quyết TTHC, tra cứu thông tin trên mạng.
- Phối hợp mở các lớp tập huấn, đào tạo nhân lực cán bộ CNTT; các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước theo lộ trình xây dựng chính quyền số, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Văn hóa – xã hội
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND huyện theo quy định.
- Phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.
- Phối hợp với UBND huyện, các doanh nghiệp viễn thông triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho tổ chức, người dân và thực hiện chuyển đổi số thí điểm một số lĩnh vực ưu tiên.
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đối với lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của ngành văn hóa.
- Phối hợp với công chức VP – TK tham mưu cho UBND xã các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định của nhà nước.
- Duy trì và phát triển Trang thông tin điện tử của xã, đôn đốc các ban ngành, đoàn thể tăng cường đưa tin, bài thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số đến cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, công dân; ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các đơn vị.
- Chủ trì xây dựng chuyên mục chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số cập nhật các hoạt động chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của xã.
2. Công chức Văn phòng – Thống kê
- Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND xã tăng cường QLNN về cải cách hành chính trong đó có các nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ máy.
- Chủ trì, tham mưu cho UBND xã triển khai các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, các biện pháp số hóa các hồ sơ thủ tục hành chính, nâng cao việc tiếp nhận, giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.
- Duy trì, bão dưỡng, đánh giá, đề xuất nâng cấp hạ tầng CNTT trong cơ quan UBND xã; ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
- Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống mạng nội bộ, phòng họp trực tuyến; phối hợp với Trung tâm ứng cứu sự cố huyện thực hiện việc diễn tập ứng cứu sự cố an toàn an ninh thông tin hàng năm; chịu trách nhiệm vận hành hệ thống an toàn, an ninh thông tin mạng nội bộ UBND xã.
- Áp dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm trong chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
3. Công chức Tài chính – Kế toán:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí ứng dụng CNTT trên địa bàn xã. Tham mưu cho UBND xã quyết định các cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn ứng dụng CNTT từ các nhà đầu tư, các nguồn xã hội hóa.
- Áp dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm trong chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
4. Công chức TP – HT, Công chức ĐC-XD – NN và MT, Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã
- Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số chi tiết thuộc lĩnh vực, ngành phụ trách; Ứng dụng nền tảng kiểm tra thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Áp dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm trong chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
5. Các ban, ngành, đoàn thể, các thôn, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã.
- Tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2023 đến đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn xã, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.
- Phối hợp với Công chức VH – XH, công chức VP – TK đề xuất các nhiệm vụ, triển khai ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Trên cơ sở các nền tảng ứng dụng CNTT đã được triển khai, ứng dụng tại đơn vị (hoặc các phần mềm do sở, ngành chủ quản triển khai) thực hiện tốt đáp ứng chuyển đổi số, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn xã Trường Xuân năm 2023, yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các thôn và các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch./.
KẾ HOẠCH Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn xã Trường Xuân
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng
trên địa bàn xã Trường Xuân năm 2023
Thực hiện kế hoạch của UBND huyện Thọ Xuân về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn huyện năm 2023. Uỷ ban nhân dân xã Trường Xuân xây dựng Kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn xã năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tổng quát
- Tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước đồng bộ, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động, hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng chính quyền số.
2. Mục tiêu cụ thể
- Duy trì hiệu quả phòng họp trực tuyến cấp xã.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh, nhất là việc gửi/nhận văn bản, tạo lập, xử lý văn bản, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).
- Duy trì Trang TTĐT xã hoạt động ổn định và cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; trên cơ sở nền tảng cơ sở dữ liệu trang thông tin điện tử từng bước hoàn thành việc số hóa các dữ liệu về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, điểm du lịch, cơ sở lưu trú liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu của huyện.
- 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
- Áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, thu phí, lệ phí biên lai điện tử, hóa đơn điện tử.
- Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo an toàn an ninh thông tin theo cấp độ.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trên tổng hồ sơ đạt trên 90% trở lên, tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt qua ví VNPT PAY, quét mã QR, hóa đơn điện tử, biên lai điện tử trong việc thu phí, lệ phí dịch vụ công và các TTHC.
- Tiếp tục phát triển các hệ thống nền tảng phát triển Chính quyền điện tử,
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phù hợp với lộ trình phát triển Chính quyền
điện tử của huyện.
Các hocj viên tham gia lớp tập huấn về công tác Chuyển đổi số
II. NHIỆM VỤ
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận để thực hiện.
- Triển khai kịp thời các văn bản, kế hoạch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện về lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
- Chỉ đạo Công chức Văn hóa – xã hội thường xuyên cập nhật tin, bài, các văn bản chỉ đạo điều hành của Đảng ủy – HĐND - UBND xã trên Trang TTĐT để nhân dân có thể khai thác thông tin thuận lợi.
2. Phát triển hạ tầng số
- Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông. Phối hợp với Viễn thông Thọ Xuân lắp đặt các trạm phát sóng BTS.
- Chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin, Internet trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã từ ứng dụng giao thức (IPV4) sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPV6).
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 90% trở lên các hộ gia đình.
3. Phát triển dữ liệu
- Đẩy mạnh sử dụng tốt hệ thống phần mềm Quản lý văn bản, hồ sơ công việc TDOffice đến tất cả cán bộ công chức UBND xã để phục vụ việc trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
- Duy trì, thực hiện hệ thống Thư điện tử công vụ và hệ thống phần mềm theo dõi nhiệm vụ của cán bộ, công chức UBND xã.
- Tiếp tục phát triển ứng dụng nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ như quản lý cán bộ, các phần mềm quản lý chuyên ngành về tài chính - kế toán; Tài nguyên và Môi trường; Quản lý hộ tịch…
- Đầu tư hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý, bảo vệ thông tin, cơ sở dữ liệu tại UBND xã và triển khai thực hiện hiệu quả các phần mềm cơ sở dữ liệu dự án do ngành cấp trên cài đặt, cung cấp.
- Áp dụng, triển khai ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, thi đua khen thưởng.
4. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
- Triển khai ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính góp phần công khai, minh bạch và rút ngắn thời gian, quy tình giải quyết thủ tục hành chính. Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống một cửa điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
- Ứng dụng, triển khai hiệu quả CNTT tại bộ phận một cửa điện tử của UBND xã, đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Các hồ sơ giải quyết TTHC trực tuyến tại bộ phận một cửa điện tử UBND xã được giải quyết đúng thời hạn, không để trễ hẹn, không bổ sung hồ sơ quá 01 lần.
- Thực hiện các nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước của huyện ban hành hàng năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về ứng dụng CNTT của UBND tỉnh.
5. Bảo đảm an toàn thông tin
- Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, tăng cường sử dụng các thiết bị, phần mềm bảo vệ; Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy tính tại cơ quan đơn vị, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và khắc phục nhanh các sự cố mất an toàn thông tin xảy ra.
- Đầu tư trang thiết bị, bổ sung nhân lực đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của xã.
6. Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền số của xã.
- Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về CNTT, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức do cấp trên tổ chức.
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số, phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan, đơn vị.
III. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về
chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của địa phương.
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số trên Trang thông tin điện tử của xã.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân về sử dụng Internet, thư điện tử, giao dịch điện tử, mua bán trực tuyến, tham gia sàn giao dịch nông sản, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân,…
2. Phát triển mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
- Phối hợp với các doanh nghiệp về viễn thông - CNTT, đảm bảo việc thực hiện các ứng dụng về CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trong các cơ quan nhà nước: phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy; các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm: thanh toán dịch vụ công trực tuyến; giải pháp tích hợp thanh toán dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến và giải pháp thẻ điện tử….
- Định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh
bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Nhằm phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.
3. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tại UBND xã; quan tâm, mua sắm cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền; nâng cấp hệ thống mạng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra có thể cài các phần mềm diệt virus miễn phí khác có khả năng đảm bảo an toàn cao.
- Tăng cường Quản lý và sử dụng hộp thư công vụ, mail công vụ thay thế các thư thông thường khác.
- Tiếp tục phối hợp với Tổ ứng cứu sự cố của UBND huyện để khắc phục kịp thời sự cố về mất an toàn thông tin trên địa bàn xã.
4. Tập huấn, đào tạo nguồn lực CNTT
- Tăng cường phối hợp với UBND huyện, Viễn thông Thọ Xuân bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức; phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp huyện triển khai công tác đào tạo cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn về ứng dụng các phần mềm trong giải quyết TTHC, tra cứu thông tin trên mạng.
- Phối hợp mở các lớp tập huấn, đào tạo nhân lực cán bộ CNTT; các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước theo lộ trình xây dựng chính quyền số, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Văn hóa – xã hội
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND huyện theo quy định.
- Phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.
- Phối hợp với UBND huyện, các doanh nghiệp viễn thông triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho tổ chức, người dân và thực hiện chuyển đổi số thí điểm một số lĩnh vực ưu tiên.
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đối với lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của ngành văn hóa.
- Phối hợp với công chức VP – TK tham mưu cho UBND xã các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định của nhà nước.
- Duy trì và phát triển Trang thông tin điện tử của xã, đôn đốc các ban ngành, đoàn thể tăng cường đưa tin, bài thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số đến cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, công dân; ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các đơn vị.
- Chủ trì xây dựng chuyên mục chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số cập nhật các hoạt động chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của xã.
2. Công chức Văn phòng – Thống kê
- Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND xã tăng cường QLNN về cải cách hành chính trong đó có các nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ máy.
- Chủ trì, tham mưu cho UBND xã triển khai các phương án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, các biện pháp số hóa các hồ sơ thủ tục hành chính, nâng cao việc tiếp nhận, giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.
- Duy trì, bão dưỡng, đánh giá, đề xuất nâng cấp hạ tầng CNTT trong cơ quan UBND xã; ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
- Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống mạng nội bộ, phòng họp trực tuyến; phối hợp với Trung tâm ứng cứu sự cố huyện thực hiện việc diễn tập ứng cứu sự cố an toàn an ninh thông tin hàng năm; chịu trách nhiệm vận hành hệ thống an toàn, an ninh thông tin mạng nội bộ UBND xã.
- Áp dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm trong chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
3. Công chức Tài chính – Kế toán:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí ứng dụng CNTT trên địa bàn xã. Tham mưu cho UBND xã quyết định các cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn ứng dụng CNTT từ các nhà đầu tư, các nguồn xã hội hóa.
- Áp dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm trong chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
4. Công chức TP – HT, Công chức ĐC-XD – NN và MT, Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã
- Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số chi tiết thuộc lĩnh vực, ngành phụ trách; Ứng dụng nền tảng kiểm tra thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Áp dụng, triển khai các ứng dụng phần mềm trong chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
5. Các ban, ngành, đoàn thể, các thôn, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã.
- Tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2023 đến đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn xã, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.
- Phối hợp với Công chức VH – XH, công chức VP – TK đề xuất các nhiệm vụ, triển khai ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Trên cơ sở các nền tảng ứng dụng CNTT đã được triển khai, ứng dụng tại đơn vị (hoặc các phần mềm do sở, ngành chủ quản triển khai) thực hiện tốt đáp ứng chuyển đổi số, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn xã Trường Xuân năm 2023, yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các thôn và các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch./.
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn