Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174989

PHONG MỸ, NGÔI LÀNG HƠN NGÀN NĂM TUỔI

Ngày 17/12/2024 10:52:52

Đã từng có cuộc sống vất vả do hậu quả của nhiều lần vỡ đê sông Chu và sông Cầu Chày, người dân xã Xuân Tân, nay là xã Trường Xuân (Thọ Xuân) nói chung, người làng (thôn) Phong Mỹ nói riêng hôm nay đã có nhiều đổi thay.
a17.jpg 
Khu lăng mộ Lê Đột, người có công nuôi dưỡng Lê Hoàn thuở nhỏ.

Có lịch sử hình thành từ rất sớm, từ đầu thế kỷ X, nơi đây đã được gọi là trang Kẻ Mía. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi: “Lê Hoàn làm con nuôi Lê Đột ở làng Mía Ái Châu”. Ứng với thời gian lịch sử ấy, người dân hôm nay tự hào vì đất thiêng tụ anh hùng. Sau này, theo tài liệu lịch sử làng Phong Mỹ khẳng định Lê Đột (Lê Quan Sát) là người đầu tiên đến khai phá đất đai dựng làng. Tại nhà thờ Lê Đột còn đôi câu đối cổ: Hữu nhân tự cổ cư thành trụ/ Trích ngưỡng kim cương trạch sở lưu” (vùng đất này từ xưa đã có người cư trú thành ấp làng và đã tích tụ ở đây một nền văn hóa quý).

Không chỉ có các tư liệu lịch sử, vào những năm cuối thế kỷ XX, Nhân dân sản xuất, xây dựng, phát hiện nhiều mộ Hán hình thuyền chôn theo nhiều đồ tùy táng như đồ đồng, bình gốm và những đồng tiền cổ,... được giới khảo cổ khẳng định là được đúc vào những năm 907-917. Thậm chí, vào năm 1989, có người dân ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) khi đào giếng đã phát hiện được trống đồng có hoa văn với đường kính 0,6m; đào ao gặp bộ xương động vật lớn tương đương voi ma mút thời cổ đại.

Dẫn chúng tôi đi một vòng tham quan làng, ông Trần Xuân Thắng, trưởng thôn Phong Mỹ, chia sẻ: Chúng tôi đã từng đặt ra câu hỏi: Tại sao làng nằm trên vùng đất không bằng phẳng, chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn mà người tụ cư lại đến sớm và đông đến vậy.

Lịch sử hình thành của làng cùng thực tế đời sống cho thấy rõ ở đây có nhiều cồn bái. Trong các cồn bái, lớn nhất là khu mả Mía rộng 10 mẫu, mả Bé rộng 3 mẫu. Ngoài ra còn có cồn cát, cồn đu, bái mả tổ và những cồn bái nhỏ như: Cửu, Bút, Phú Ông, Đồng Ngang từ vài sào đến cả mẫu, nằm rải rác trên địa bàn xã. Theo tài liệu của xã thì đến những năm đầu thế kỷ XX, các cồn bãi ở đây vẫn hoang rậm với nhiều cây cổ thụ, nhiều loài chim và thú dữ...

Tuy nhiên, đất đai vùng này ngoài cồn bái đất sét thịt còn lại phần lớn là đất phù sa do sông Chu và sông Cầu Chày bồi đắp. Lượng phù sa tạo điều kiện cho bà con trồng lúa, trồng rau xanh tốt... Ngoài ra, nơi đây lại nằm trên đường giao thông thủy - bộ thuận lợi. Thuyền bè từ đây theo nước thủy triều ra Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, hoặc có thể lên đến Ngọc Lặc vận chuyển muối mắm, cá tôm và các nhu yếu phẩm khác. Cũng vì thế mà chợ Mía đã từng có thời kỳ là trung tâm giao thương tấp nập trên bến dưới thuyền của khu vực.

Với điều kiện tự nhiên ấy mà đất làng Phong Mỹ đã quy tụ được các dòng họ từ khắp mọi nơi đến. Trong đó họ Lê là họ lớn nhất. Nhắc đến họ Lê là phải nhắc đến ông Lê Đột. Ông vốn là người khá giả trong làng. Theo lịch sử để lại, ông đã được bà Đặng Thị, mẹ đẻ của Lê Hoàn gửi con trước khi bà mất. Một phần do lòng nhân ái, cám cảnh số phận hai mẹ con nhà nghèo, một phần vì thấy cậu bé mặt mũi khôi ngô, dễ thương, có vẻ lanh lợi, Lê Đột đã hết lòng chăm lo dạy dỗ. Chuyện kể rằng, có một đêm cậu bé Lê Hoàn xay lúa xong thì nằm phục lên trên cối đá mà ngủ. Lê Đột thức giấc vì thấy có ánh sáng tỏa ra dưới nhà bếp liền đi vào xem thì cảm thấy như có rồng vàng che phủ lên người cậu bé. Ông thầm nghĩ: cậu bé này có tướng lạ, sau này chắc sẽ làm nên sự nghiệp. Và ông lặng lẽ giấu kín, không cho ai biết chuyện này, mà chỉ để tâm quí mến cậu bé hơn. Ông cho Lê Hoàn đi học. Cậu học rất thông minh, mau hiểu biết. Ngoài thời gian đi học, Lê Hoàn đi chăn trâu cắt cỏ và được những trẻ mục đồng yêu mến. Ông càng tin rằng đứa con nuôi này nhất định sẽ có ngày thành đạt. Họ Lê, sau này phát triển thành nhiều chi như Lê Đại, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết... Ngoài ra, còn có hơn 20 dòng họ khác đến sinh sống, lập nên làng Phong Mỹ trù phú như ngày nay.

Trong số đó phải kể đến họ Nguyễn có nhiều con cháu làm quan giúp nước như Nguyễn Quang Tuấn làm quan ngự sử, Nguyễn Tiến Tiền làm quan đô ty thời Lê. Hay như họ Lê Huy (còn gọi là họ Giáo), từ Hà Đông (Hà Nội) vào. Trong họ có ông Lê Dong làm quan đốc học cũng là người truyền bá nghệ thuật hát ả đào (ca trù) vào làng. Đến đầu thế kỷ XX, nghệ thuật ca trù không thể thiếu trong các lễ hội đình đám ở làng. Họ Mai gốc ở Nga Sơn, định cư lên Phong Mỹ từ thời Lê, có ông Mai Xuân Cân làm quan đến chức tổng binh; Mai Xuân Mậu đỗ tú tài làm nghề dạy học. Học trò của ông nhiều người đỗ đạt cao như: Bảng nhãn Hà Tông Huân, người xã Yên Thịnh (Yên Định); Thám hoa Đỗ Huy Kỳ, người làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh (Thọ Xuân)...

a18.jpg

Một góc thôn Phong Mỹ, xã Trường Xuân (Thọ Xuân).

Cũng như nhiều làng quê khác, Phong Mỹ xưa có một ngôi chùa nhỏ, có nghè Thượng và nghè Hạ. Nghè Thượng thờ Cao Biền, một viên tướng nhà Đường (Trung Quốc) sang cai trị Giao Chỉ. Sau này nghè được trùng tu vào năm 1878. Đến thời kháng chiến chống Pháp, công binh xưởng Liên khu Ba dùng nghè làm nơi sản xuất vũ khí phục vụ kháng chiến. Sau cải cách ruộng đất, nghè bị tháo dỡ hoàn toàn. Hiện nay ở làng chỉ còn duy nhất công trình văn hóa là khu lăng mộ của Lê Đột. Hằng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng, Nhân dân trong làng lại mang lễ vật đến thắp hương ông.

Có thể khẳng định, trải qua hơn ngàn năm, bất kể hoàn cảnh nào, Phong Mỹ vẫn giữ được thuần phong mỹ tục, tinh thần đoàn kết và yêu nước, không phân biệt họ lớn hay họ bé, người đến trước hay người đến sau, không phân biệt người ngụ cư hay bản xứ, tất cả đều đoàn kết, gắn bó keo sơn, cùng nhau sản xuất, xây dựng cuộc sống. Đặc biệt, người làng Phong Mỹ xưa vẫn lấy “tam cương ngũ thường” làm phương châm sống, coi việc học làm trọng. Vì thế mà dù không có người đỗ đại khoa nhưng Phong Mỹ lại khá nhiều gia đình có mấy đời làm quan, đỗ đạt thành tài. Trong đó phải kể đến gia đình ông Lê Đình Duyên có tới 7 đời học hành đỗ đạt, người làm quan, người làm nghề dạy học, lại có người làm nghề thầy thuốc. Ngoài ra trong làng, nhiều người đỗ Hương cống, cử nhân...

Lý giải điều này, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Trường Xuân Hà Nguyên Ngọc chia sẻ: “Các cụ xưa bảo rằng, vì nơi đây trước kia chỉ làm ruộng một vụ, năng suất lúa không cao, đa phần diện tích canh tác được trồng màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải,... nên các gia đình luôn động viên con cái học hành nên người...”.

Từ một làng quê nghèo, nay thôn Phong Mỹ đã đổi thay hoàn toàn về diện mạo. Thôn hiện có hơn 300 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu, phần lớn đi làm ở các công ty, xí nghiệp, số còn lại thì trồng rau màu... Hiện thu nhập bình quân trong thôn đạt 60 triệu đồng/người/năm.

“Điều chúng tôi mong muốn nhất hiện nay là con đường vào khu lăng mộ Lê Đột sớm được triển khai, xây dựng, để thuận lợi hơn cho nghi thức rước kiệu vào mỗi dịp lễ hội...”, ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, cho biết.           (baothanhhoa.vn) 

PHONG MỸ, NGÔI LÀNG HƠN NGÀN NĂM TUỔI

Đăng lúc: 17/12/2024 10:52:52 (GMT+7)

Đã từng có cuộc sống vất vả do hậu quả của nhiều lần vỡ đê sông Chu và sông Cầu Chày, người dân xã Xuân Tân, nay là xã Trường Xuân (Thọ Xuân) nói chung, người làng (thôn) Phong Mỹ nói riêng hôm nay đã có nhiều đổi thay.
a17.jpg 
Khu lăng mộ Lê Đột, người có công nuôi dưỡng Lê Hoàn thuở nhỏ.

Có lịch sử hình thành từ rất sớm, từ đầu thế kỷ X, nơi đây đã được gọi là trang Kẻ Mía. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi: “Lê Hoàn làm con nuôi Lê Đột ở làng Mía Ái Châu”. Ứng với thời gian lịch sử ấy, người dân hôm nay tự hào vì đất thiêng tụ anh hùng. Sau này, theo tài liệu lịch sử làng Phong Mỹ khẳng định Lê Đột (Lê Quan Sát) là người đầu tiên đến khai phá đất đai dựng làng. Tại nhà thờ Lê Đột còn đôi câu đối cổ: Hữu nhân tự cổ cư thành trụ/ Trích ngưỡng kim cương trạch sở lưu” (vùng đất này từ xưa đã có người cư trú thành ấp làng và đã tích tụ ở đây một nền văn hóa quý).

Không chỉ có các tư liệu lịch sử, vào những năm cuối thế kỷ XX, Nhân dân sản xuất, xây dựng, phát hiện nhiều mộ Hán hình thuyền chôn theo nhiều đồ tùy táng như đồ đồng, bình gốm và những đồng tiền cổ,... được giới khảo cổ khẳng định là được đúc vào những năm 907-917. Thậm chí, vào năm 1989, có người dân ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) khi đào giếng đã phát hiện được trống đồng có hoa văn với đường kính 0,6m; đào ao gặp bộ xương động vật lớn tương đương voi ma mút thời cổ đại.

Dẫn chúng tôi đi một vòng tham quan làng, ông Trần Xuân Thắng, trưởng thôn Phong Mỹ, chia sẻ: Chúng tôi đã từng đặt ra câu hỏi: Tại sao làng nằm trên vùng đất không bằng phẳng, chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn mà người tụ cư lại đến sớm và đông đến vậy.

Lịch sử hình thành của làng cùng thực tế đời sống cho thấy rõ ở đây có nhiều cồn bái. Trong các cồn bái, lớn nhất là khu mả Mía rộng 10 mẫu, mả Bé rộng 3 mẫu. Ngoài ra còn có cồn cát, cồn đu, bái mả tổ và những cồn bái nhỏ như: Cửu, Bút, Phú Ông, Đồng Ngang từ vài sào đến cả mẫu, nằm rải rác trên địa bàn xã. Theo tài liệu của xã thì đến những năm đầu thế kỷ XX, các cồn bãi ở đây vẫn hoang rậm với nhiều cây cổ thụ, nhiều loài chim và thú dữ...

Tuy nhiên, đất đai vùng này ngoài cồn bái đất sét thịt còn lại phần lớn là đất phù sa do sông Chu và sông Cầu Chày bồi đắp. Lượng phù sa tạo điều kiện cho bà con trồng lúa, trồng rau xanh tốt... Ngoài ra, nơi đây lại nằm trên đường giao thông thủy - bộ thuận lợi. Thuyền bè từ đây theo nước thủy triều ra Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, hoặc có thể lên đến Ngọc Lặc vận chuyển muối mắm, cá tôm và các nhu yếu phẩm khác. Cũng vì thế mà chợ Mía đã từng có thời kỳ là trung tâm giao thương tấp nập trên bến dưới thuyền của khu vực.

Với điều kiện tự nhiên ấy mà đất làng Phong Mỹ đã quy tụ được các dòng họ từ khắp mọi nơi đến. Trong đó họ Lê là họ lớn nhất. Nhắc đến họ Lê là phải nhắc đến ông Lê Đột. Ông vốn là người khá giả trong làng. Theo lịch sử để lại, ông đã được bà Đặng Thị, mẹ đẻ của Lê Hoàn gửi con trước khi bà mất. Một phần do lòng nhân ái, cám cảnh số phận hai mẹ con nhà nghèo, một phần vì thấy cậu bé mặt mũi khôi ngô, dễ thương, có vẻ lanh lợi, Lê Đột đã hết lòng chăm lo dạy dỗ. Chuyện kể rằng, có một đêm cậu bé Lê Hoàn xay lúa xong thì nằm phục lên trên cối đá mà ngủ. Lê Đột thức giấc vì thấy có ánh sáng tỏa ra dưới nhà bếp liền đi vào xem thì cảm thấy như có rồng vàng che phủ lên người cậu bé. Ông thầm nghĩ: cậu bé này có tướng lạ, sau này chắc sẽ làm nên sự nghiệp. Và ông lặng lẽ giấu kín, không cho ai biết chuyện này, mà chỉ để tâm quí mến cậu bé hơn. Ông cho Lê Hoàn đi học. Cậu học rất thông minh, mau hiểu biết. Ngoài thời gian đi học, Lê Hoàn đi chăn trâu cắt cỏ và được những trẻ mục đồng yêu mến. Ông càng tin rằng đứa con nuôi này nhất định sẽ có ngày thành đạt. Họ Lê, sau này phát triển thành nhiều chi như Lê Đại, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết... Ngoài ra, còn có hơn 20 dòng họ khác đến sinh sống, lập nên làng Phong Mỹ trù phú như ngày nay.

Trong số đó phải kể đến họ Nguyễn có nhiều con cháu làm quan giúp nước như Nguyễn Quang Tuấn làm quan ngự sử, Nguyễn Tiến Tiền làm quan đô ty thời Lê. Hay như họ Lê Huy (còn gọi là họ Giáo), từ Hà Đông (Hà Nội) vào. Trong họ có ông Lê Dong làm quan đốc học cũng là người truyền bá nghệ thuật hát ả đào (ca trù) vào làng. Đến đầu thế kỷ XX, nghệ thuật ca trù không thể thiếu trong các lễ hội đình đám ở làng. Họ Mai gốc ở Nga Sơn, định cư lên Phong Mỹ từ thời Lê, có ông Mai Xuân Cân làm quan đến chức tổng binh; Mai Xuân Mậu đỗ tú tài làm nghề dạy học. Học trò của ông nhiều người đỗ đạt cao như: Bảng nhãn Hà Tông Huân, người xã Yên Thịnh (Yên Định); Thám hoa Đỗ Huy Kỳ, người làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh (Thọ Xuân)...

a18.jpg

Một góc thôn Phong Mỹ, xã Trường Xuân (Thọ Xuân).

Cũng như nhiều làng quê khác, Phong Mỹ xưa có một ngôi chùa nhỏ, có nghè Thượng và nghè Hạ. Nghè Thượng thờ Cao Biền, một viên tướng nhà Đường (Trung Quốc) sang cai trị Giao Chỉ. Sau này nghè được trùng tu vào năm 1878. Đến thời kháng chiến chống Pháp, công binh xưởng Liên khu Ba dùng nghè làm nơi sản xuất vũ khí phục vụ kháng chiến. Sau cải cách ruộng đất, nghè bị tháo dỡ hoàn toàn. Hiện nay ở làng chỉ còn duy nhất công trình văn hóa là khu lăng mộ của Lê Đột. Hằng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng, Nhân dân trong làng lại mang lễ vật đến thắp hương ông.

Có thể khẳng định, trải qua hơn ngàn năm, bất kể hoàn cảnh nào, Phong Mỹ vẫn giữ được thuần phong mỹ tục, tinh thần đoàn kết và yêu nước, không phân biệt họ lớn hay họ bé, người đến trước hay người đến sau, không phân biệt người ngụ cư hay bản xứ, tất cả đều đoàn kết, gắn bó keo sơn, cùng nhau sản xuất, xây dựng cuộc sống. Đặc biệt, người làng Phong Mỹ xưa vẫn lấy “tam cương ngũ thường” làm phương châm sống, coi việc học làm trọng. Vì thế mà dù không có người đỗ đại khoa nhưng Phong Mỹ lại khá nhiều gia đình có mấy đời làm quan, đỗ đạt thành tài. Trong đó phải kể đến gia đình ông Lê Đình Duyên có tới 7 đời học hành đỗ đạt, người làm quan, người làm nghề dạy học, lại có người làm nghề thầy thuốc. Ngoài ra trong làng, nhiều người đỗ Hương cống, cử nhân...

Lý giải điều này, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Trường Xuân Hà Nguyên Ngọc chia sẻ: “Các cụ xưa bảo rằng, vì nơi đây trước kia chỉ làm ruộng một vụ, năng suất lúa không cao, đa phần diện tích canh tác được trồng màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải,... nên các gia đình luôn động viên con cái học hành nên người...”.

Từ một làng quê nghèo, nay thôn Phong Mỹ đã đổi thay hoàn toàn về diện mạo. Thôn hiện có hơn 300 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu, phần lớn đi làm ở các công ty, xí nghiệp, số còn lại thì trồng rau màu... Hiện thu nhập bình quân trong thôn đạt 60 triệu đồng/người/năm.

“Điều chúng tôi mong muốn nhất hiện nay là con đường vào khu lăng mộ Lê Đột sớm được triển khai, xây dựng, để thuận lợi hơn cho nghi thức rước kiệu vào mỗi dịp lễ hội...”, ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, cho biết.           (baothanhhoa.vn) 

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn