KỲ VỌNG BỨT PHÁ TỪ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG
- Những năm qua, sản xuất vụ đông được các địa phương trong tỉnh xác định là một vụ sản xuất chính trong năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, vụ đông 2024-2025, do ảnh hưởng của thời tiết nên các loại cây trồng vụ đông ưa ấm bị hư hỏng và cơ bản đã hết khung thời vụ gieo trồng tốt nhất. Do đó, cùng với việc chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng đã sản xuất, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các địa phương chủ động đa dạng cây trồng, nhất là những loại cây trồng giá trị kinh tế cao, có liên kết sản xuất để tạo ra những bứt phá mới về năng suất, chất lượng và giá trị từ vụ sản xuất cuối cùng của năm.
Vụ đông kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Quang Lộc (Hậu Lộc).
Là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp, vụ đông 2024-2025, huyện Thọ Xuân đặt ra kế hoạch gieo trồng 5.200ha cây trồng. Trong đó, diện tích ngô thương phẩm 1.700ha, khoai lang 160ha, các loại cây như: ớt, ngô ngọt, khoai tây, dưa, bí là 450ha... còn lại là rau màu và các loại cây trồng khác. Ngay từ khi kết thúc vụ mùa, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động rà soát quỹ đất có khả năng sản xuất và tình hình thực tế lao động, thị trường... để xây dựng kế hoạch về diện tích và cơ cấu các cây trồng chủ lực. Ngành nông nghiệp huyện cũng xác định cây ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại là nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Nhân, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Tân, xã Trường Xuân, do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 3 và số 4 gây mưa lũ nên thời vụ sản xuất một số loại cây trồng ngắn ngày đã hết, vì vậy, diện tích sản xuất vụ đông giảm, nguy cơ giá trị kinh tế cũng không đạt như những năm trước. Do đó, để tạo bứt phá về giá trị kinh tế, UBND xã Trường Xuân đã chỉ đạo các HTX nông nghiệp lựa chọn các loại cây trồng giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn và có đối tác liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm để sản xuất.
Từ định hướng trên, xã Trường Xuân đã hướng dẫn và khuyến khích người dân trồng 500ha rau màu ngắn ngày, như: cải bắp, súp lơ, su hào, cà chua, mướp đắng, rau gia vị, dưa leo... để cung ứng cho thị trường dịp cuối năm. Trong đó, có hàng trăm ha cây trồng đã tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm.
Bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ngay đợt đầu sản xuất nên huyện Hà Trung đã xây dựng phương án sản xuất mới để bảo đảm năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cho vụ đông. Xây dựng kế hoạch sản xuất 1.050ha cây trồng, huyện Hà Trung đã đưa vào phương án phát triển khoảng 460ha cây trồng có liên kết sản xuất, chủ yếu là ngô, khoai tây và khoai lang. Để đạt được mục tiêu này, nhất là với diện tích cây trồng có hợp đồng tiêu thụ, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và HTX dịch vụ nông nghiệp kết nối với các doanh nghiệp đã có truyền thống thu mua, hợp tác trong các vụ trước và kết nối với những đơn vị mới nhằm bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cùng với đó, huyện giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để nâng cao nhận thức và kỹ năng sản xuất cho nông dân. Đồng thời, hỗ trợ, cung cấp giống cây trồng chất lượng, hướng dẫn nông dân các kỹ thuật canh tác hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; tăng cường các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản vụ đông của huyện, giúp sản phẩm tăng khả năng liên kết và dễ dàng tiếp cận cả thị trường trong và ngoài tỉnh.
Theo khảo sát sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Trung, hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400ha cây trồng được liên kết sản xuất, gồm: khoai tây, khoai lang, hành lá, dưa leo và ngô ngọt. Cùng với đó, huyện đã và đang tiếp tục khuyến khích nông dân mở rộng diện tích các loại cây phục vụ chế biến và có khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường nội địa.
Nông dân xã Trường Xuân (Thọ Xuân) chăm sóc cây trồng vụ đông.
Vụ đông 2024-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển 47.000ha cây trồng, với giá trị kinh tế khoảng 3.498 tỷ đồng trở lên (giá hiện hành), bình quân đạt 76 triệu đồng/ha gieo trồng trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 và số 4 gây mưa, lũ, các loại cây trồng vụ đông ưa ấm như cây ngô lấy hạt, cây đậu tương, cây ớt... cơ bản đã hết khung thời vụ gieo trồng tốt nhất. Do vậy, mặc dù quỹ đất trồng cây vụ đông còn nhiều nhưng tỉnh không khuyến khích mở rộng diện tích bằng mọi cách mà chỉ tập trung vào những sản phẩm có thị trường tiêu thụ và đất đai phù hợp. Trong đó, phát triển các loại cây rau màu ngắn ngày, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính là một trong những giải pháp phù hợp để bảo đảm hiệu quả kinh tế và có cơ hội bứt phá về giá trị sản xuất toàn vụ. Cùng với đó, tại đợt kiểm tra về tình hình sản xuất vụ đông vào cuối tháng 9 vừa qua, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo Nhân dân cần phát triển sản xuất gắn với cấp mã số vùng trồng, sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm, chú trọng phát triển sản xuất theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân nhằm bảo đảm đầu ra ổn định.
Ngoài ra, các địa phương, nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp cần tăng cường xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực, như: khoai tây (ăn tươi, chế biến), cà chua, bí xanh, ngô ngọt, ngô làm thức ăn tươi xanh cho gia súc, dưa các loại, rau màu ngắn ngày có giá trị hàng hóa cao... Tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích cây vụ đông đã đến kỳ thu hoạch để cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, tranh thủ giá rau đang ở mức cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất vụ đông.
Tin cùng chuyên mục
-
TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÂNG CAO THU NHẬP GÓP PHẦN XÂY DỰNG NTM NÂNG CAO BỀN VỮNG
29/10/2024 17:04:25 -
KỲ VỌNG BỨT PHÁ TỪ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG
28/10/2024 15:15:45 -
TRƯỜNG XUÂN: ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIEO TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY MÀU VỤ ĐÔNG 2024
09/10/2024 15:24:42 -
HỘI LÀM VƯỜN VÀ TRANG TRẠI HUYỆN THỌ XUÂN: SẴN SÀNG CÁC ĐIỀU KIỆN THAM GIA CUỘC THI "VƯỜN ĐẸP, TRANG TRẠI KIỂU MẪU" NĂM 2024
27/09/2024 09:43:54
KỲ VỌNG BỨT PHÁ TỪ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG
- Những năm qua, sản xuất vụ đông được các địa phương trong tỉnh xác định là một vụ sản xuất chính trong năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, vụ đông 2024-2025, do ảnh hưởng của thời tiết nên các loại cây trồng vụ đông ưa ấm bị hư hỏng và cơ bản đã hết khung thời vụ gieo trồng tốt nhất. Do đó, cùng với việc chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng đã sản xuất, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các địa phương chủ động đa dạng cây trồng, nhất là những loại cây trồng giá trị kinh tế cao, có liên kết sản xuất để tạo ra những bứt phá mới về năng suất, chất lượng và giá trị từ vụ sản xuất cuối cùng của năm.
Vụ đông kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Quang Lộc (Hậu Lộc).
Là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp, vụ đông 2024-2025, huyện Thọ Xuân đặt ra kế hoạch gieo trồng 5.200ha cây trồng. Trong đó, diện tích ngô thương phẩm 1.700ha, khoai lang 160ha, các loại cây như: ớt, ngô ngọt, khoai tây, dưa, bí là 450ha... còn lại là rau màu và các loại cây trồng khác. Ngay từ khi kết thúc vụ mùa, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động rà soát quỹ đất có khả năng sản xuất và tình hình thực tế lao động, thị trường... để xây dựng kế hoạch về diện tích và cơ cấu các cây trồng chủ lực. Ngành nông nghiệp huyện cũng xác định cây ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại là nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Nhân, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Tân, xã Trường Xuân, do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 3 và số 4 gây mưa lũ nên thời vụ sản xuất một số loại cây trồng ngắn ngày đã hết, vì vậy, diện tích sản xuất vụ đông giảm, nguy cơ giá trị kinh tế cũng không đạt như những năm trước. Do đó, để tạo bứt phá về giá trị kinh tế, UBND xã Trường Xuân đã chỉ đạo các HTX nông nghiệp lựa chọn các loại cây trồng giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn và có đối tác liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm để sản xuất.
Từ định hướng trên, xã Trường Xuân đã hướng dẫn và khuyến khích người dân trồng 500ha rau màu ngắn ngày, như: cải bắp, súp lơ, su hào, cà chua, mướp đắng, rau gia vị, dưa leo... để cung ứng cho thị trường dịp cuối năm. Trong đó, có hàng trăm ha cây trồng đã tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm.
Bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ngay đợt đầu sản xuất nên huyện Hà Trung đã xây dựng phương án sản xuất mới để bảo đảm năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cho vụ đông. Xây dựng kế hoạch sản xuất 1.050ha cây trồng, huyện Hà Trung đã đưa vào phương án phát triển khoảng 460ha cây trồng có liên kết sản xuất, chủ yếu là ngô, khoai tây và khoai lang. Để đạt được mục tiêu này, nhất là với diện tích cây trồng có hợp đồng tiêu thụ, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và HTX dịch vụ nông nghiệp kết nối với các doanh nghiệp đã có truyền thống thu mua, hợp tác trong các vụ trước và kết nối với những đơn vị mới nhằm bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cùng với đó, huyện giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để nâng cao nhận thức và kỹ năng sản xuất cho nông dân. Đồng thời, hỗ trợ, cung cấp giống cây trồng chất lượng, hướng dẫn nông dân các kỹ thuật canh tác hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; tăng cường các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản vụ đông của huyện, giúp sản phẩm tăng khả năng liên kết và dễ dàng tiếp cận cả thị trường trong và ngoài tỉnh.
Theo khảo sát sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Trung, hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400ha cây trồng được liên kết sản xuất, gồm: khoai tây, khoai lang, hành lá, dưa leo và ngô ngọt. Cùng với đó, huyện đã và đang tiếp tục khuyến khích nông dân mở rộng diện tích các loại cây phục vụ chế biến và có khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường nội địa.
Nông dân xã Trường Xuân (Thọ Xuân) chăm sóc cây trồng vụ đông.
Vụ đông 2024-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển 47.000ha cây trồng, với giá trị kinh tế khoảng 3.498 tỷ đồng trở lên (giá hiện hành), bình quân đạt 76 triệu đồng/ha gieo trồng trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 và số 4 gây mưa, lũ, các loại cây trồng vụ đông ưa ấm như cây ngô lấy hạt, cây đậu tương, cây ớt... cơ bản đã hết khung thời vụ gieo trồng tốt nhất. Do vậy, mặc dù quỹ đất trồng cây vụ đông còn nhiều nhưng tỉnh không khuyến khích mở rộng diện tích bằng mọi cách mà chỉ tập trung vào những sản phẩm có thị trường tiêu thụ và đất đai phù hợp. Trong đó, phát triển các loại cây rau màu ngắn ngày, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính là một trong những giải pháp phù hợp để bảo đảm hiệu quả kinh tế và có cơ hội bứt phá về giá trị sản xuất toàn vụ. Cùng với đó, tại đợt kiểm tra về tình hình sản xuất vụ đông vào cuối tháng 9 vừa qua, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo Nhân dân cần phát triển sản xuất gắn với cấp mã số vùng trồng, sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm, chú trọng phát triển sản xuất theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân nhằm bảo đảm đầu ra ổn định.
Ngoài ra, các địa phương, nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp cần tăng cường xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực, như: khoai tây (ăn tươi, chế biến), cà chua, bí xanh, ngô ngọt, ngô làm thức ăn tươi xanh cho gia súc, dưa các loại, rau màu ngắn ngày có giá trị hàng hóa cao... Tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích cây vụ đông đã đến kỳ thu hoạch để cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, tranh thủ giá rau đang ở mức cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất vụ đông.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn