Tuyên truyền pháp luật phòng ngừa các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn xã Trường Xuân
Thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 06/5/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về chuyển hoá địa bàn, trọng điểm, phức tạp về TTXH; Nghị quyết số 05-NQ/ĐU ngày 03/05/2024 của Đảng ủy xã Trường Xuân về lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyển hoá địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự xã hội trên địa bàn xã Trường Xuân.
Để đảm bảo đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác chuyển hoá địa bàn trọng điểm, phức tạo về TTXH. UBND xã Trường Xuân đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện và đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học và nhân dân trên địa bàn toàn xã thực hiện các nội dung sau:
I. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
1. Đề nghị nhân dân tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, nhất là việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi và các điều kiện điều khiển phương tiện; Việc vi phạm ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả, thiệt hại cho người khác.
3. Tổ chức ký cam kết với học sinh và phụ huynh về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự nhất là trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng (có mẫu bản cam kết kèm theo). Hàng tháng tổ chức rà soát danh sách học sinh điều khiển xe mô tô, xe máy điện không đủ điều kiện để trao đối với lực lượng Công an xã để có hình thức xử lý; tổ chức phát động phong trào đăng tải các hình ảnh minh hoạ tuyên truyền do lực lượng Công an huyện Thọ Xuân biên soạn trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook của cán bộ nhân viên, học sinh và phụ huynh của nhà trường (có hình ảnh minh hoạ kèm theo).
II. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam gồm:
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.
5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.
6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.
8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.
11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.
12. Lừa đảo tuyển CTV online.
13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…
23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
24. Lừa đảo cho số đánh đề.
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
* BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân trên các không gian mạng như: bảo mật 2 lớp của Facebook, xác thực gmail.
- Không nhấp vào các đường link lạ, không giao tiếp với Gmail, tài khoản trên mạng mà bản thân không biết rõ hoặc không tham gia các dịch vụ mà bản thân chưa có hiểu biết, thiếu kinh nghiệm
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người không quen biết, không tin tưởng.
- Khi nhận đươc cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ phải xác minh thông tin của người đó hoặc liên hệ với lực lượng UBND xã để được hướng dẫn giải quyết.
III. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.
Nhóm các chất ma túy an thần: gồm thuốc phiện, Morphine, Heroine, các chất ma túy tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các Opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
Nhóm các chất ma túy gây kích thích: gồm Amphetamine, Methamphetamine, amphetamine và methamphetamine.
Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: gồm cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa, nhựa tinh dầu cần sa, lyergide (LSD).
MỘT SỐ LOẠI MA TÚY THƯỜNG GẶP
Thuốc phiện (Anh túc)
Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Mooc phin (Morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. Liều cao Morphin làm hạ huyết áp, làm giảm dịch tiết, lại ra mồ hôi nhiều.
Phụ nữ có thai dùng Morphin rất nguy hiểm, gây tác hại lâu dài đến sự trưởng thành của trẻ như đẻ non, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nôn, mất ngủ, đi lỏng... Morphin rất nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Nó có thể dẫn đến trẻ bị gù, vẹo, thương tổn đầu sọ, hen phế quản, bệnh và thận mãn tính...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thầm kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Morphin được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.
Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là "Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.
Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y học, cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
Ma tuý tổng hợp
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy, chúng còn được gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
Những năm gần đây nước ta đã xuất hiện các chất ma tuý tổng hợp rất nguy hiểm, đặc biệt là các chất ma tuý kích thích dạng amphetamine (viết tắt là ATS-amphetamine-type-stimulans) có xu hướng gia tăng rất mạnh. Các chất ma tuý thuộc nhóm ATS như amphetamine, methamphetamine, MDMA (3, 4 methylenedioxymethaphetamine, còn gọi là Ecstasy) đều có thể được hấp thụ qua đường tiêu hoá, sau 24 giờ thì khoảng 70 - 90% được bài tiết qua nước tiểu và được bài tiết gần hết sau 2 - 3 ngày.
Nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện. Người sử dụng ATS thường thiếu ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, chóng mặt và các dấu hiệu cường giao cảm như: tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm sinh lý và nhiều chức năng khác của cơ thể. Dùng ATS liều cao có thể sử dụng bằng nhiều hình thức như tiêm chích, hút, hít... Nhưng hiện nay, hình thức sử dụng ATS phổ biến nhất là dạng thuốc viên (như viên nhộng, viên nén) có kích thước, màu sắc, kí hiệu khác nhau.
TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TÚY
Đối với bản thân người sử dụng
a. Gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
b. Gây tổn hại về tinh thần: Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và ng ười xung quanh.
c. Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.
d. Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cớp giật, thậm chí giết ng ười, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách, gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.
Đối với nền kinh tế
Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
Đối với trật tự an toàn xã hội
Tệ nạn này là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...).
Mọi hành vi sản xuất, mua bán, vận chuỷen, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vì vậy UBND xã đề nghị các hộ gia đình:
- Quản lý, giáo dục con em mình đặc biệt nói “Không” với ma túy và chất kích thích, hướng thần, gây nghiện khác, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên có thị hiếu tâm lý tò mò, thích trải nghiệm cảm giác lạ.
- Nếu có trường hợp người thân liên quan đến sử dụng ma túy, chủ động phối hợp thông tin với Côn an xã để có biện pháp giáo dục, cai nghiện kịp thời, tránh hậu quả khó lường.
IV. ĐỐI VỚI TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
1. Phương thức, thủ đoạn hoạt động chủ yếu của các loại đối tượng là:
Trước khi gây án chúng thường có hoạt động thăm dò, xem xét về các phương tiện, thiết bị bảo vệ (như lối ra vào, tường rào, cửa khóa, camera ghi hình…) tìm hiểu quy luật đi lại, sinh hoạt, cũng như sơ hở, thiếu sót của cơ quan, doanh nghiệp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ tài sản để chọn thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp như vào đêm khuya, mưa bão, khi chủ nhà đi vắng, các cơ quan, doanh nghiệp vào thời gian ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ.
Ngoài ra các đối tượng còn các thủ đoạn khác như: Đóng giả nhân viên y tế đi phun thuốc phòng dịch, nhân viên điện lực, bưu điện, người bán hàng… để dễ dàng vào các nhà dân, lợi dụng lúc chủ nhà sơ hở trôm cắp tài sản.
2. Biện pháp phòng ngừa:
- Các hộ gia đình không nên để số lượng tài sản lớn là tiền, vàng tại nhà. Phải tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản như: lắp đặt hệ thống camera ghi hình, gia cố hệ thống nhà cửa, lắp đèn bảo vệ vào ban đêm; khi đi ngủ, đi khỏi nhà phải khóa cửa cẩn thận, không để tài sản ở những nơi không có người trông coi, không có biện pháp bảo vệ … Khi đi làm đồng nhớ để phương tiện ở những vị trí có thể quan sát, khóa cẩn thận.
- Các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường hạn chế để tiền mặt với số lượng lớn tại đơn vị. Bố trí bảo vệ 24/24, lắp đặt hệ thống Camera ghi hình, đèn chiếu sáng, còi báo động, xây tường rào cao chống leo trèo, xây dựng nội quy ra vào cơ quan, không để tội phạm lợi dụng sơ hở vào trộm cắp tài sản. Lực lượng bảo vệ thường xuyên tổ chức trông coi bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị mình nhất là thời gian ngoài giờ hành chính, ban đêm, mưa gió, các ngày nghỉ, ngày lễ… để kịp thời bắt giữ đối tượng gây án.
Địa bàn xã Trường Xuân là địa giáp danh với địa bàn huyện Yên Định và Thiệu Hóa có các tuyến đường Tỉnh lộ 506B, 506C và chuẩn bị có cầu Sông Chu đi qua là điều kiện thuận lợi để các đối tượng tội phạm trộm cắp hoạt động lưu động, nhưng qua nắm tình hình, tuần tra thực tế tại địa bàn cho thấy người dân còn chủ quan trong bảo vệ, quản lý tài sản tạo cơ hội cho đối tượng lợi dụng trộm cắp tài sản, nổi lên là:
- Khi đi ngủ, đi khỏi nhà không khóa cửa nhất là đi làm đồng, giờ đi lễ sớm;
- Còn để những tài sản có giá trị ở ngoài như xe máy, xe đạp, gia súc, gia cầm … không có biện pháp bảo vệ nhất là khu vực thôn Thọ Tân, Phong Mỹ, Cao Phú, Thành Vinh, Phú Hậu 1, Phú Hậu 2, Thọ Tiến, Long Linh Nội, Long Linh Ngoại 1, Long Linh Ngoại 2; khi đi làm đồng nhiều bà con thường để phương tiện ở xa tầm nhìn, không thể quan sát và xử lý các tình huống phát sinh, cá biệt còn không khóa, cắm chìa khóa ở phương tiện, dễ bị các đối tượng cơ hội hoặc theo dõi trộm cắp tài sản.
V. PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, GIẾT NGƯỜI
Thời gian qua trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra nhiều vụ cố ý gây thương tích, giết người, hậu quả rất thương tâm; Nguyên nhân chính là từ các mâu thuẫn trong nhân dân nhất là từ các tranh chấp dân sự như tranh chấp đất đai, mâu thuẫn lợi ích, dòng họ, thậm chí cả trong nội bộ gia đình, vợ chồng con cái, băng hoại giá trị đạo đức. Để làm giảm tội phạm, vi phạm về cố ý gây thương tích, xây dựng nếp sống văn hóa trong khu dân cư; Đề nghị nhân dân:
+ Không giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp bạo lực, tránh các hành động bột phát, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tỉnh táo trong xử lý các tình huống phát sinh; chủ động báo cáo cơ quan có thẩm quyền; Ban công tác mặt trận thôn, UBND xã, Công an xã để được tham khảo và có hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp trên cơ sở “Thượng tôn pháp luật”;
+ Xây dựng mối quan hệ người với người, gia đình với gia đình, thôn xóm trên cơ sở tự giác, trách nhiệm tạo dựng được nét văn hóa tốt đẹp trong khu dân cư.
VI. ĐỐI VỚI TỘI PHẠM ĐÁNH BẠC, CHO VAY LÃI NẶNG, MÔI GIỚI CHỨA CHẤP MẠI DÂM.
1. TỘI PHẠM ĐÁNH BẠC.
1.1 Tệ nạn cờ bạc là gì?
Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi:
Đánh bạc: là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để sát phạt được thua thông qua các trò chơi.
Tổ chức đánh bạc: là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp người khác cùng đánh bạc, người tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc địa điểm khác để chứa các đám bạc từ đó trục lợi cho mình qua những người đánh bạc.
Tệ nạn cờ bạc trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, có xu hướng tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng, xuất hiện nhiều hình thức mới trong thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, hoạt động có sự câu kết với các đối tượng là người nước ngoài, hoạt động xuyên quốc gia.
Các hình thức phổ biến gồm: Xóc đĩa, đánh phỏm, đánh liêng, đánh bài tiến lên, cá độ qua mạng, mua bán số lô đề, đánh bi-a, đánh chắn, đánh tổ tôm... mà ăn thua bằng tiền, vật chất.
1.2. Hậu quả, tác hại
Hậu quả của nạn cờ bạc không chỉ là thiệt hại về kinh tế mà còn làm tan nát hạnh phúc của nhiều gia đình. Cha mẹ phải ly hôn, con cái bơ vơ , lang thang rồi dẫn đến trộm cắp trộm cắp, cướp giật và vi phạm pháp luật. Như chúng tôi đã thống kê có tới 38,6 % các vụ ly hôn là do vợ hoặc chồng chơi cờ bạc, rượu chè bê tha và 39% trẻ em hư phải vào trại giáo dưỡng là do cha mẹ chơi cờ bạc, nghiện rượu. Nhiều vụ cướp giật, thậm chí giết người cũng từ cờ bạc. Tình trạng chơi lô đề, đánh bạc của những con bạc kéo theo đá là hoạt động cho vay nặng lãi, cầm đồ; và khi các con bạc rơi vào tình cảnh bi đát, rất có thể sẽ dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật như: Trộm cắp, cướp giật tài sản… và hệ lụy ở các gia đình là tài sản cứ dần dần đội nón ra đi, rồi mâu thuẫn, xô xát trong gia đình; nguy hại hơn có nhiều vụ đáng tiếc xảy ra nhẹ thì đánh cãi chửi nhau, gia đình ly tán, có người không chịu nổi tìm đến cái chết… Tội phạm và tệ nạn cờ bạc đã dẫn tới sự gia tăng của nhiều loại tội phạm khác như cho vay nặng lãi, cướp, cướp giật, trộm cắp và nhiều hệ lụy xã hội khác gây ảnh hưởng không tốt đến ANTT và bức xúc trong dư luận xã hội.
- Tệ nạn cờ bạc diễn ra đã gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho cá nhân người chơi lúc đầu chỉ chơi cho giải trí tuy nhiên có lần một sẽ có lần hai, lần ba và dẫn đến gây nghiện và khó bỏ làm cho con người mê muội đầu óc và không có chí hướng làm ăn .
Đối với chính bản thân người chơi cờ bạc, lô đề:
- Bị mọi người kì thị, ghét bỏ.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe do chơi thâu đêm suốt sáng, mải chơi quên ăn uống.
- Lười lao động không chịu làm ăn, xa đà dẫn tới các loại tội phạm.
- Sa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức, không có ý thức.
- Vi phạm pháp luật.
Đối với gia đình của người chơi cờ bạc, lô đề:
- Tan vỡ hạnh phúc gia đình
- Kinh tế cạn kiệt, thậm chí là phá sản, nợ nần chồng chất ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần.
- Sự chăm lo đến vấn đề sức khỏe, giáo dục con cái, xây dựng nếp sống gia đình bị gián đoạn hoặc mất đi.
- Để lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.
Đối với xã hội:
- Là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các tệ nạn xã hội, ngoài ra còn gây ra một số các tệ nạn xã hội khác phải kể đến như: mại dâm, ma túy, đánh nhau, giết người cướp của gây mất an ninh trật tự xã hội.
- Làm mất đi các chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi 2017) như sau:
- Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo Điều 201 Bộ luật hình sự thì người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể phạt tù đến 03 năm.
3. Tội môi giới, chứa chấp mại dâm.
Mại dâm là tệ nạn xã hội mà nếu không ngăn chặn, xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Không dừng lại ở việc bị xử phạt hành chính, khi thực hiện hành vi liên quan đến mại dâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm như: tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm, tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Môi giới mại dâm được hiểu là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên (bên mua dâm, bên bán dâm) thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Tội môi giới mại dâm được quy định tại Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
(1). Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
(2). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Đối với quy định về Hụi, họ, biêu, phường.
Hiện nay tình hình hoạt động về Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là “họ”) trên địa bàn huyện Thọ Xuân đang diễn biến phức tạp. Nhiều cá nhân đứng ra tổ chức dây Họ và người tham gia dây Họ không nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động này dẫn đến vi phạm pháp luật và có nguy cơ vỡ Họ, hụi gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
4.1. Căn cứ pháp lý:
Ngày 19/02/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định về Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là “họ”) quy định nôi dung sau:
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức họ
1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 5. Điều kiện làm thành viên
1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
1. Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
2. Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
3. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Điều 7. Hình thức thoả thuận về dây họ
1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.
2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
4.2. Quy định về xử phạt liên quan đến hụi. họ: Tại nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Điều 16. Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Đề nghị người dân khi tham gia dây họ hoặc điều hành dây họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định nêu trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm đề nghị người dân thông báo ngay cho UBND xã Trường Xuân để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
VII. ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁM LUẬT VỀ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM.
Hiện nay tình trạng vị phạm về khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh đồ ăn uống và vi phạm về kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng cấm có chiều hương gia tăng, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì vậy đề nghị nhân dân trên địa bàn toàn xã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh đồ ăn, uống không để xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm; không mua bán hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng cấm hoặc khi phát hiện các trường hợp vi phạm thì báo ngay đến lực lượng Công an, UBND xã để được giải quyết theo quy định.
VIII. PHÒNG NGỪA VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN PHÁO, VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm các quyđịnh về quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định 137 của Chính phủ đượcthựchiệnthường xuyên qua các hệ thống thông tin đại chúng. Tuy nhiên, một bộ phận quầnchúng nhân dân vẫn không nêu cao tinh thần tự giác, không chấp hành các quy định pháo luật về quản lý, sử dụng pháo nổi lên là việc mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo nổ, pháo hoa nổ, các loại vũ khí như súng hơi, súng tự chế, dao kiếm các loại… và gần đây là việc mua bán pháo hoa do Bộ Quốc Phòng không đúng quy định như các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện mua bán trái phép, mua bán tại nơi có đủ điều kiện (là các tổ chức được BQP cấp phép) nhưng không có hoá đơn, hoá đơn ghi không đầy đủ thông tin người mua, người bán…và nguy hiểm hơn nữa là các em học sinh, thanh thiếu niên mua bán các loại hoá chất, tiền chất để tự sản xuất pháo nổ trái phép gây nên những hậu quả đáng tiếc. Việc tàng trữ, sử dụng các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ án mạng, cố ý gây thương tích nghiêm trọng; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện một số nội dung sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền trong cơ quan, đơn vị, trường học và địa bàn khu dân cư các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
2. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học sinh và quần chúng nhân dân ký cam kết không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Vì vậy đề nghị nhân dân tự giác giao nộp các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhất là các loại vũ khí thô sơ, tự chế, súng săn, pháo hoa nhập lậu …. Việc tự giác giao nộp sẽ không bị xử lý vi phạm; Người dân có thể báo cáo được xem xét giữ lại tại gia đình làm đồ kỷ vật, gia bảo … nếu đủ điều kiện theo quy định.
IX. PHÒNG NGỪA XUẤT CẢNH LAO ĐỘNG TRÁI PHÉP
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một số người dân nhẹ dạ cả tin bị dụ dỗ sang Campuchia làm việc, với thỏa thuận ban đầu thu nhập hấp dẫn “Việc nhẹ lương cao”; Khi sang đến Campuchia bị đối xử tàn tệ, bóc lột sức lao động, bị bán vào các sòng bạc của người Trung Quốc, có trường hợp gia đình phải bỏ số tiền rất lớn để chuộc nạn nhân; Đề nghị nhân dân:
1. Không tin nghe theo những lời dụ dỗ, nhất là của người không biết rõ về thông tin hay qua các mối quan hệ; không xuất, nhập cảnh lao động trái phép tại nước ngoài.
2. Không tham gia tổ chức môi giới, hướng dẫn người khác xuất, nhập cảnh đi lao động trái phép tại nước ngoài.
3. Tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, bạn bè, người dân không xuất cảnh lao động trái phép tại nước ngoài; không tham gia môi giới, tổ chức cho người khác xuất cảnh đi lao động trái phép tại nước ngoài.
4. Tham gia phát hiện, tố giác, báo tin các vụ việc, đối tượng liên quan đến hoạt động xuất cảnh lao động trái phép tại Campuchia và các nước.
X. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
- Thời gian qua trên địa bàn xã đã xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại về tài sản lớn trong nhân dân. Vì vậy đề nghị mọi người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luạt về công tác phòng cháy, chữa cháy, thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, sửa chữa những bộ phận có khả năng chập gây cháy; Trong sinh hoạt lưu ý những vật dụng, phế thải gần nơi nấu ăn … phòng ngừa cháy nổ; Trong nhà cần có ít nhất 01 lối thoát hiểm đề phòng khi có tình huống không may xảy ra, nhất là nhà tầng.
- Theo quy định hiện nay mỗi hộ gia đình kết hợp kinh doanh và nhà ở phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt, và phải trang bị các thiết bị phòng cháy, bình chữa cháy, bảng nội quy, tiêu lệnh; UBND xã, Công an xã sẽ tiến hành kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các vi phạm.
XI. ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ, CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN GẮN CHÍP ĐIỆN TỬ:
- Căn cước công dân gắn chíp điện tử sẽ tích hợp nhiều thông tin cá nhân của người dân như bảo hiểm y tế, bằng lái xe …. Rất tiện ích cho người dân khi tham gia các giao dịch dân sự, đặc biệt sau người dân có thể ngồi ở nhà thực hiện các giao dịch hành chính thông qua dịch vụ công, không phải đến trụ sở.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học và Nhân dân trên địa bàn toàn xã nâng cao cảnh giác đảm bảo ANTT./.
|
Tin cùng chuyên mục
-
TOÀN DÂN TÍCH CỰC PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
10/09/2024 08:36:41 -
TRƯỜNG XUÂN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO TỰ NGUYỆN NĂM 2024
12/08/2024 09:52:47 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN: PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
10/08/2024 17:09:01 -
Tuyên truyền pháp luật phòng ngừa các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn xã Trường Xuân
19/07/2024 10:24:02
Tuyên truyền pháp luật phòng ngừa các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn xã Trường Xuân
Thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 06/5/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về chuyển hoá địa bàn, trọng điểm, phức tạp về TTXH; Nghị quyết số 05-NQ/ĐU ngày 03/05/2024 của Đảng ủy xã Trường Xuân về lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyển hoá địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự xã hội trên địa bàn xã Trường Xuân.
Để đảm bảo đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác chuyển hoá địa bàn trọng điểm, phức tạo về TTXH. UBND xã Trường Xuân đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện và đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học và nhân dân trên địa bàn toàn xã thực hiện các nội dung sau:
I. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
1. Đề nghị nhân dân tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, nhất là việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi và các điều kiện điều khiển phương tiện; Việc vi phạm ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả, thiệt hại cho người khác.
3. Tổ chức ký cam kết với học sinh và phụ huynh về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự nhất là trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng (có mẫu bản cam kết kèm theo). Hàng tháng tổ chức rà soát danh sách học sinh điều khiển xe mô tô, xe máy điện không đủ điều kiện để trao đối với lực lượng Công an xã để có hình thức xử lý; tổ chức phát động phong trào đăng tải các hình ảnh minh hoạ tuyên truyền do lực lượng Công an huyện Thọ Xuân biên soạn trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook của cán bộ nhân viên, học sinh và phụ huynh của nhà trường (có hình ảnh minh hoạ kèm theo).
II. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam gồm:
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.
5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.
6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.
8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.
11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.
12. Lừa đảo tuyển CTV online.
13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…
23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
24. Lừa đảo cho số đánh đề.
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
* BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân trên các không gian mạng như: bảo mật 2 lớp của Facebook, xác thực gmail.
- Không nhấp vào các đường link lạ, không giao tiếp với Gmail, tài khoản trên mạng mà bản thân không biết rõ hoặc không tham gia các dịch vụ mà bản thân chưa có hiểu biết, thiếu kinh nghiệm
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người không quen biết, không tin tưởng.
- Khi nhận đươc cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ phải xác minh thông tin của người đó hoặc liên hệ với lực lượng UBND xã để được hướng dẫn giải quyết.
III. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.
Nhóm các chất ma túy an thần: gồm thuốc phiện, Morphine, Heroine, các chất ma túy tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các Opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
Nhóm các chất ma túy gây kích thích: gồm Amphetamine, Methamphetamine, amphetamine và methamphetamine.
Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: gồm cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa, nhựa tinh dầu cần sa, lyergide (LSD).
MỘT SỐ LOẠI MA TÚY THƯỜNG GẶP
Thuốc phiện (Anh túc)
Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Mooc phin (Morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. Liều cao Morphin làm hạ huyết áp, làm giảm dịch tiết, lại ra mồ hôi nhiều.
Phụ nữ có thai dùng Morphin rất nguy hiểm, gây tác hại lâu dài đến sự trưởng thành của trẻ như đẻ non, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nôn, mất ngủ, đi lỏng... Morphin rất nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Nó có thể dẫn đến trẻ bị gù, vẹo, thương tổn đầu sọ, hen phế quản, bệnh và thận mãn tính...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thầm kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Morphin được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.
Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là "Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.
Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y học, cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
Ma tuý tổng hợp
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy, chúng còn được gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
Những năm gần đây nước ta đã xuất hiện các chất ma tuý tổng hợp rất nguy hiểm, đặc biệt là các chất ma tuý kích thích dạng amphetamine (viết tắt là ATS-amphetamine-type-stimulans) có xu hướng gia tăng rất mạnh. Các chất ma tuý thuộc nhóm ATS như amphetamine, methamphetamine, MDMA (3, 4 methylenedioxymethaphetamine, còn gọi là Ecstasy) đều có thể được hấp thụ qua đường tiêu hoá, sau 24 giờ thì khoảng 70 - 90% được bài tiết qua nước tiểu và được bài tiết gần hết sau 2 - 3 ngày.
Nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện. Người sử dụng ATS thường thiếu ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, chóng mặt và các dấu hiệu cường giao cảm như: tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm sinh lý và nhiều chức năng khác của cơ thể. Dùng ATS liều cao có thể sử dụng bằng nhiều hình thức như tiêm chích, hút, hít... Nhưng hiện nay, hình thức sử dụng ATS phổ biến nhất là dạng thuốc viên (như viên nhộng, viên nén) có kích thước, màu sắc, kí hiệu khác nhau.
TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TÚY
Đối với bản thân người sử dụng
a. Gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
b. Gây tổn hại về tinh thần: Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và ng ười xung quanh.
c. Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.
d. Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cớp giật, thậm chí giết ng ười, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách, gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.
Đối với nền kinh tế
Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
Đối với trật tự an toàn xã hội
Tệ nạn này là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...).
Mọi hành vi sản xuất, mua bán, vận chuỷen, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vì vậy UBND xã đề nghị các hộ gia đình:
- Quản lý, giáo dục con em mình đặc biệt nói “Không” với ma túy và chất kích thích, hướng thần, gây nghiện khác, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên có thị hiếu tâm lý tò mò, thích trải nghiệm cảm giác lạ.
- Nếu có trường hợp người thân liên quan đến sử dụng ma túy, chủ động phối hợp thông tin với Côn an xã để có biện pháp giáo dục, cai nghiện kịp thời, tránh hậu quả khó lường.
IV. ĐỐI VỚI TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
1. Phương thức, thủ đoạn hoạt động chủ yếu của các loại đối tượng là:
Trước khi gây án chúng thường có hoạt động thăm dò, xem xét về các phương tiện, thiết bị bảo vệ (như lối ra vào, tường rào, cửa khóa, camera ghi hình…) tìm hiểu quy luật đi lại, sinh hoạt, cũng như sơ hở, thiếu sót của cơ quan, doanh nghiệp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ tài sản để chọn thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp như vào đêm khuya, mưa bão, khi chủ nhà đi vắng, các cơ quan, doanh nghiệp vào thời gian ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ.
Ngoài ra các đối tượng còn các thủ đoạn khác như: Đóng giả nhân viên y tế đi phun thuốc phòng dịch, nhân viên điện lực, bưu điện, người bán hàng… để dễ dàng vào các nhà dân, lợi dụng lúc chủ nhà sơ hở trôm cắp tài sản.
2. Biện pháp phòng ngừa:
- Các hộ gia đình không nên để số lượng tài sản lớn là tiền, vàng tại nhà. Phải tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản như: lắp đặt hệ thống camera ghi hình, gia cố hệ thống nhà cửa, lắp đèn bảo vệ vào ban đêm; khi đi ngủ, đi khỏi nhà phải khóa cửa cẩn thận, không để tài sản ở những nơi không có người trông coi, không có biện pháp bảo vệ … Khi đi làm đồng nhớ để phương tiện ở những vị trí có thể quan sát, khóa cẩn thận.
- Các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường hạn chế để tiền mặt với số lượng lớn tại đơn vị. Bố trí bảo vệ 24/24, lắp đặt hệ thống Camera ghi hình, đèn chiếu sáng, còi báo động, xây tường rào cao chống leo trèo, xây dựng nội quy ra vào cơ quan, không để tội phạm lợi dụng sơ hở vào trộm cắp tài sản. Lực lượng bảo vệ thường xuyên tổ chức trông coi bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị mình nhất là thời gian ngoài giờ hành chính, ban đêm, mưa gió, các ngày nghỉ, ngày lễ… để kịp thời bắt giữ đối tượng gây án.
Địa bàn xã Trường Xuân là địa giáp danh với địa bàn huyện Yên Định và Thiệu Hóa có các tuyến đường Tỉnh lộ 506B, 506C và chuẩn bị có cầu Sông Chu đi qua là điều kiện thuận lợi để các đối tượng tội phạm trộm cắp hoạt động lưu động, nhưng qua nắm tình hình, tuần tra thực tế tại địa bàn cho thấy người dân còn chủ quan trong bảo vệ, quản lý tài sản tạo cơ hội cho đối tượng lợi dụng trộm cắp tài sản, nổi lên là:
- Khi đi ngủ, đi khỏi nhà không khóa cửa nhất là đi làm đồng, giờ đi lễ sớm;
- Còn để những tài sản có giá trị ở ngoài như xe máy, xe đạp, gia súc, gia cầm … không có biện pháp bảo vệ nhất là khu vực thôn Thọ Tân, Phong Mỹ, Cao Phú, Thành Vinh, Phú Hậu 1, Phú Hậu 2, Thọ Tiến, Long Linh Nội, Long Linh Ngoại 1, Long Linh Ngoại 2; khi đi làm đồng nhiều bà con thường để phương tiện ở xa tầm nhìn, không thể quan sát và xử lý các tình huống phát sinh, cá biệt còn không khóa, cắm chìa khóa ở phương tiện, dễ bị các đối tượng cơ hội hoặc theo dõi trộm cắp tài sản.
V. PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, GIẾT NGƯỜI
Thời gian qua trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra nhiều vụ cố ý gây thương tích, giết người, hậu quả rất thương tâm; Nguyên nhân chính là từ các mâu thuẫn trong nhân dân nhất là từ các tranh chấp dân sự như tranh chấp đất đai, mâu thuẫn lợi ích, dòng họ, thậm chí cả trong nội bộ gia đình, vợ chồng con cái, băng hoại giá trị đạo đức. Để làm giảm tội phạm, vi phạm về cố ý gây thương tích, xây dựng nếp sống văn hóa trong khu dân cư; Đề nghị nhân dân:
+ Không giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp bạo lực, tránh các hành động bột phát, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tỉnh táo trong xử lý các tình huống phát sinh; chủ động báo cáo cơ quan có thẩm quyền; Ban công tác mặt trận thôn, UBND xã, Công an xã để được tham khảo và có hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp trên cơ sở “Thượng tôn pháp luật”;
+ Xây dựng mối quan hệ người với người, gia đình với gia đình, thôn xóm trên cơ sở tự giác, trách nhiệm tạo dựng được nét văn hóa tốt đẹp trong khu dân cư.
VI. ĐỐI VỚI TỘI PHẠM ĐÁNH BẠC, CHO VAY LÃI NẶNG, MÔI GIỚI CHỨA CHẤP MẠI DÂM.
1. TỘI PHẠM ĐÁNH BẠC.
1.1 Tệ nạn cờ bạc là gì?
Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi:
Đánh bạc: là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để sát phạt được thua thông qua các trò chơi.
Tổ chức đánh bạc: là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp người khác cùng đánh bạc, người tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc địa điểm khác để chứa các đám bạc từ đó trục lợi cho mình qua những người đánh bạc.
Tệ nạn cờ bạc trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, có xu hướng tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng, xuất hiện nhiều hình thức mới trong thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, hoạt động có sự câu kết với các đối tượng là người nước ngoài, hoạt động xuyên quốc gia.
Các hình thức phổ biến gồm: Xóc đĩa, đánh phỏm, đánh liêng, đánh bài tiến lên, cá độ qua mạng, mua bán số lô đề, đánh bi-a, đánh chắn, đánh tổ tôm... mà ăn thua bằng tiền, vật chất.
1.2. Hậu quả, tác hại
Hậu quả của nạn cờ bạc không chỉ là thiệt hại về kinh tế mà còn làm tan nát hạnh phúc của nhiều gia đình. Cha mẹ phải ly hôn, con cái bơ vơ , lang thang rồi dẫn đến trộm cắp trộm cắp, cướp giật và vi phạm pháp luật. Như chúng tôi đã thống kê có tới 38,6 % các vụ ly hôn là do vợ hoặc chồng chơi cờ bạc, rượu chè bê tha và 39% trẻ em hư phải vào trại giáo dưỡng là do cha mẹ chơi cờ bạc, nghiện rượu. Nhiều vụ cướp giật, thậm chí giết người cũng từ cờ bạc. Tình trạng chơi lô đề, đánh bạc của những con bạc kéo theo đá là hoạt động cho vay nặng lãi, cầm đồ; và khi các con bạc rơi vào tình cảnh bi đát, rất có thể sẽ dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật như: Trộm cắp, cướp giật tài sản… và hệ lụy ở các gia đình là tài sản cứ dần dần đội nón ra đi, rồi mâu thuẫn, xô xát trong gia đình; nguy hại hơn có nhiều vụ đáng tiếc xảy ra nhẹ thì đánh cãi chửi nhau, gia đình ly tán, có người không chịu nổi tìm đến cái chết… Tội phạm và tệ nạn cờ bạc đã dẫn tới sự gia tăng của nhiều loại tội phạm khác như cho vay nặng lãi, cướp, cướp giật, trộm cắp và nhiều hệ lụy xã hội khác gây ảnh hưởng không tốt đến ANTT và bức xúc trong dư luận xã hội.
- Tệ nạn cờ bạc diễn ra đã gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho cá nhân người chơi lúc đầu chỉ chơi cho giải trí tuy nhiên có lần một sẽ có lần hai, lần ba và dẫn đến gây nghiện và khó bỏ làm cho con người mê muội đầu óc và không có chí hướng làm ăn .
Đối với chính bản thân người chơi cờ bạc, lô đề:
- Bị mọi người kì thị, ghét bỏ.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe do chơi thâu đêm suốt sáng, mải chơi quên ăn uống.
- Lười lao động không chịu làm ăn, xa đà dẫn tới các loại tội phạm.
- Sa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức, không có ý thức.
- Vi phạm pháp luật.
Đối với gia đình của người chơi cờ bạc, lô đề:
- Tan vỡ hạnh phúc gia đình
- Kinh tế cạn kiệt, thậm chí là phá sản, nợ nần chồng chất ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần.
- Sự chăm lo đến vấn đề sức khỏe, giáo dục con cái, xây dựng nếp sống gia đình bị gián đoạn hoặc mất đi.
- Để lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.
Đối với xã hội:
- Là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các tệ nạn xã hội, ngoài ra còn gây ra một số các tệ nạn xã hội khác phải kể đến như: mại dâm, ma túy, đánh nhau, giết người cướp của gây mất an ninh trật tự xã hội.
- Làm mất đi các chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi 2017) như sau:
- Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo Điều 201 Bộ luật hình sự thì người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể phạt tù đến 03 năm.
3. Tội môi giới, chứa chấp mại dâm.
Mại dâm là tệ nạn xã hội mà nếu không ngăn chặn, xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Không dừng lại ở việc bị xử phạt hành chính, khi thực hiện hành vi liên quan đến mại dâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm như: tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm, tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Môi giới mại dâm được hiểu là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên (bên mua dâm, bên bán dâm) thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Tội môi giới mại dâm được quy định tại Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
(1). Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
(2). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Đối với quy định về Hụi, họ, biêu, phường.
Hiện nay tình hình hoạt động về Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là “họ”) trên địa bàn huyện Thọ Xuân đang diễn biến phức tạp. Nhiều cá nhân đứng ra tổ chức dây Họ và người tham gia dây Họ không nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động này dẫn đến vi phạm pháp luật và có nguy cơ vỡ Họ, hụi gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
4.1. Căn cứ pháp lý:
Ngày 19/02/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định về Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là “họ”) quy định nôi dung sau:
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức họ
1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 5. Điều kiện làm thành viên
1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
1. Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
2. Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
3. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Điều 7. Hình thức thoả thuận về dây họ
1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.
2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
4.2. Quy định về xử phạt liên quan đến hụi. họ: Tại nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Điều 16. Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Đề nghị người dân khi tham gia dây họ hoặc điều hành dây họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định nêu trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm đề nghị người dân thông báo ngay cho UBND xã Trường Xuân để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
VII. ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁM LUẬT VỀ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM.
Hiện nay tình trạng vị phạm về khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh đồ ăn uống và vi phạm về kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng cấm có chiều hương gia tăng, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì vậy đề nghị nhân dân trên địa bàn toàn xã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh đồ ăn, uống không để xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm; không mua bán hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng cấm hoặc khi phát hiện các trường hợp vi phạm thì báo ngay đến lực lượng Công an, UBND xã để được giải quyết theo quy định.
VIII. PHÒNG NGỪA VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN PHÁO, VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm các quyđịnh về quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định 137 của Chính phủ đượcthựchiệnthường xuyên qua các hệ thống thông tin đại chúng. Tuy nhiên, một bộ phận quầnchúng nhân dân vẫn không nêu cao tinh thần tự giác, không chấp hành các quy định pháo luật về quản lý, sử dụng pháo nổi lên là việc mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo nổ, pháo hoa nổ, các loại vũ khí như súng hơi, súng tự chế, dao kiếm các loại… và gần đây là việc mua bán pháo hoa do Bộ Quốc Phòng không đúng quy định như các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện mua bán trái phép, mua bán tại nơi có đủ điều kiện (là các tổ chức được BQP cấp phép) nhưng không có hoá đơn, hoá đơn ghi không đầy đủ thông tin người mua, người bán…và nguy hiểm hơn nữa là các em học sinh, thanh thiếu niên mua bán các loại hoá chất, tiền chất để tự sản xuất pháo nổ trái phép gây nên những hậu quả đáng tiếc. Việc tàng trữ, sử dụng các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ án mạng, cố ý gây thương tích nghiêm trọng; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện một số nội dung sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền trong cơ quan, đơn vị, trường học và địa bàn khu dân cư các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
2. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học sinh và quần chúng nhân dân ký cam kết không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Vì vậy đề nghị nhân dân tự giác giao nộp các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhất là các loại vũ khí thô sơ, tự chế, súng săn, pháo hoa nhập lậu …. Việc tự giác giao nộp sẽ không bị xử lý vi phạm; Người dân có thể báo cáo được xem xét giữ lại tại gia đình làm đồ kỷ vật, gia bảo … nếu đủ điều kiện theo quy định.
IX. PHÒNG NGỪA XUẤT CẢNH LAO ĐỘNG TRÁI PHÉP
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một số người dân nhẹ dạ cả tin bị dụ dỗ sang Campuchia làm việc, với thỏa thuận ban đầu thu nhập hấp dẫn “Việc nhẹ lương cao”; Khi sang đến Campuchia bị đối xử tàn tệ, bóc lột sức lao động, bị bán vào các sòng bạc của người Trung Quốc, có trường hợp gia đình phải bỏ số tiền rất lớn để chuộc nạn nhân; Đề nghị nhân dân:
1. Không tin nghe theo những lời dụ dỗ, nhất là của người không biết rõ về thông tin hay qua các mối quan hệ; không xuất, nhập cảnh lao động trái phép tại nước ngoài.
2. Không tham gia tổ chức môi giới, hướng dẫn người khác xuất, nhập cảnh đi lao động trái phép tại nước ngoài.
3. Tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, bạn bè, người dân không xuất cảnh lao động trái phép tại nước ngoài; không tham gia môi giới, tổ chức cho người khác xuất cảnh đi lao động trái phép tại nước ngoài.
4. Tham gia phát hiện, tố giác, báo tin các vụ việc, đối tượng liên quan đến hoạt động xuất cảnh lao động trái phép tại Campuchia và các nước.
X. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
- Thời gian qua trên địa bàn xã đã xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại về tài sản lớn trong nhân dân. Vì vậy đề nghị mọi người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luạt về công tác phòng cháy, chữa cháy, thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, sửa chữa những bộ phận có khả năng chập gây cháy; Trong sinh hoạt lưu ý những vật dụng, phế thải gần nơi nấu ăn … phòng ngừa cháy nổ; Trong nhà cần có ít nhất 01 lối thoát hiểm đề phòng khi có tình huống không may xảy ra, nhất là nhà tầng.
- Theo quy định hiện nay mỗi hộ gia đình kết hợp kinh doanh và nhà ở phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt, và phải trang bị các thiết bị phòng cháy, bình chữa cháy, bảng nội quy, tiêu lệnh; UBND xã, Công an xã sẽ tiến hành kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các vi phạm.
XI. ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ, CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN GẮN CHÍP ĐIỆN TỬ:
- Căn cước công dân gắn chíp điện tử sẽ tích hợp nhiều thông tin cá nhân của người dân như bảo hiểm y tế, bằng lái xe …. Rất tiện ích cho người dân khi tham gia các giao dịch dân sự, đặc biệt sau người dân có thể ngồi ở nhà thực hiện các giao dịch hành chính thông qua dịch vụ công, không phải đến trụ sở.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học và Nhân dân trên địa bàn toàn xã nâng cao cảnh giác đảm bảo ANTT./.
|
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn