DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG CHUYÊN CANH THUỘC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NĂM 2024
DỰ ÁN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG CHUYÊN CANH
THUỘC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NĂM 2024
PHẦN 1.
MỞ ĐẦU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án: Đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh năm 2024.
2. Địa điểm xây dựng:
- Trên các xứ đồng: Đồng Mau thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Diện tích quy hoạch: 03 ha
3. Chủ đầu tư: Tổ hợp tác sản xuât RAT thôn Thọ Tân xã Trường Xuân
- Đại diện: Ông Nguyễn Doãn Duẩn Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau.
- Điện thoại: 0942.731.918
4. Đơn vị chủ quản đầu tư: UBND xã Trường Xuân
5. Cấp quyết định đầu tư: Dự án trình lên UBND huyện Thọ Xuân xem xét quyết định phê duyệt.
6. Hình thức đầu tư: Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật tư, trang thiết bị vào mô hình phát triển sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh.
7. Nguồn vốn đầu tư: Từ nguồn Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo NQ 185/2021; nguồn kinh phí của UBND xã đối ứng.
8. Thời gian thực hiện đầu tư: Từ quý III/2024.
9. Hình thức quản lý thực hiện dự án: Tổ hợp tác ủy quyền cho UBND xã Trường Xuân là Chủ đầu tư quản lý tổ chức thực hiện.
10. Cơ quan phối hợp: Phòng Nông nghiệp&PTNT; Phòng Tài Chính, Phòng KT& HT huyện Thọ Xuân; Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa, Sở NN&PTNT Thanh Hóa cùng các ban ngành liên quan.
11. Hạng mục đầu tư: Xây dựng hạ tầng đường GTNĐ, Tham quan mô hình, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí kiểm soát chất lượng và dán tem. Đánh giá chứng nhận VietGap.
Kinh phí thực hiện: 870.429.000 đồng (Tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng)
Trong đó: Vốn hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên là: 621.000.000 đồng bao gồm:
STT | Nội dung hỗ trợ | ĐVT | Đơn giá (đồng) | Thành tiền |
1. | XD cơ sở hạ tầng | 3ha | 190.000.000 | 570.000.000 |
2. | KP thuê kiếm soát, dán tem chứng nhận VietGAP | 3ha | 17.000.000 | 51.000.000 |
- Vốn UBND xã Trường Xuân đầu tư: 168.429.000 đồng. bao gồm:
STT | Nội dung hỗ trợ | Số tiền |
1. | XD cơ sở hạ tầng | 153.429.000 |
2. | - Bảng, biển vùng rau | 10.000.000 |
3 | Xét nghiệm mẫu đất, mầu nước | 5.000.000 |
- Vốn thành viên trong tổ Hợp tác: 81.000.000 đồng. bao gồm:
TT | Nội dung |
Số xã viên tham gia | Diện tích (ha) | Khối lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) |
1 | Cây trồng: |
|
|
|
| 35.000.000 |
| - Rau các loại |
| 1 | 5kg | 3.000.000/1kg | 15.000.000 |
| - Bầu bí các loại |
| 0,5 | 2kg | 3.000.000/1kg | 6.000.000 |
| - Cà chua, Mướp đắng |
| 1 | 1,5kg | 3.000.000/1kg | 4.500.000 |
| - Rau gia vị |
| 0,5 | 1kg | 10.000.000/1kg | 10.000.000 |
2 | Vật tư chủ yếu: |
|
|
|
| 37.000.000 |
| - Phân chuồng |
| 3 | 50 tấn | 300.000/1 tấn | 15.000.000 |
| - Đạm |
| 3 | 1000kg | 10.000/1kg | 10.000.000 |
| - Lân |
| 3 | 1500kg | 4.000/1kg | 6.000.000 |
| - Ka li |
| 3 | 400kg | 15.000/1kg | 6.000.000 |
3 | Thuốc BVTV |
| 3 |
| 3.000.000/1ha | 9.000.000 |
PHẦN 2:
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao, sản phẩm làm ra cần được đảm bảo chất lượng; do đó, thiết yếu các sản phẩm rau, củ, quả không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. thị trường rau, củ, quả an toàn hiện tại trên thị trường đang rất được quan tâm, những ca ngộ độc thực phẩm do tồn đọng Nitrat hay thuốc trừ sâu rất đáng báo động, yêu cầu phải đảm bảo an toàn. Với dự án trồng rau sạch, rau an toàn, đem lại hiệu quả về mặt chống sâu bệnh, đảm bảo về môi trường trồng trọt phù hợp nên trồng rau an toàn thành vùng tập trung chuyên canh thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc , bao tiêu sản phẩm là một lựa chọn đúng đắn.
Bên cạnh đócác thành viên của tổ hợp tác có truyền thống và kinh nghiệm làm cây màu, hàng năm sản phẩm làm ra được các hộ tiểu thương, buôn bán kinh doanh trong và ngoài xã thu mua chở đi tiêu thụ ở nhiều huyện trong Tỉnh và các Tỉnh lân cận.
2. Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Thanh hóa về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh hóa;
3. Mục tiêu:
Trong giai đoạn xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng những năm tiếp theo, ngoài việc thực hiện tốt các mục tiêu cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Việc phát triển kinh tế tổ hợp tác, các hình thức tổ chức sản xuất, các mô hình phát triển sản xuất là mục tiêu quan trọng; không những sản xuất ra những sản phẩm an toàn; mà còn đem lại thu nhập ổn định cho thành viên của tổ hợp tác và giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn.
PHẦN 3:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
1. Điều kiện tự nhiên
Trường Xuân là xã vùng màu nằm ở phía Đông huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện 10 km. Xã Trường Xuân hình thành từ 14 thôn. Dân số toàn xã có 3.300hộ, với 10.793 khẩu, trong đó lao động trong độ tuổi là với lực lượng lao động 6.445 người, lao đồng qua đào tạo là 5.285chiếm tỷ lệ 82%.
Tổ hơp tác thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân với 20 thành viên cùng góp vốn, đất để sản xuất.
- Về vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Yên Thịnh huyện Yên Định, Phía Nam giáp xã Xuân Hồng, Phía Đông giáp xã Thiệu Ngọc huyện Thiệu Hóa;Phía Tây giáp xã Xuân Lai..Xã Trường Xuân có tuyến đường tỉnh lộ 506B đi qua với chiều dài khoảng 3 km chạy theo hướng Đông Tây.
Về địa hình: Xã Trường Xuân có địa hình không bằng phẳng và hình thành 3 loại đất; đất màu, đất lúa màu và đất 2 vụ lúa.
Về Khí hậu:
Trường Xuân nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 10-12oC( trong tháng 12,1,2), nhiệt độ cao nhất 38 -40oc. Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900 mm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 - 85%. Độ ẩm trung bình 84-85%, tháng 2, 3 có độ ẩm không khí cao nhất 95%, thích hợp cho các loại dịch bệnh phát triển ở người, gia súc và các loại cây trồng, tháng 5, 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phơi màu, thụ phấn cho cây trồng, nhất là lúa, ngô làm cho năng suất thấp, kém chất lượng.
Hàng năm ở xã chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa Đông bắc và gió Đông nam, tốc độ gió trung bình 1,8-2,2 m/s. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng rải rác vào các tháng 3- tháng 5. Bão thường xuất hiện từ tháng 7- tháng 10 kèm theo mưa lớn.
2 .Tài nguyên thiên nhiên
* Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.373.57ha;
- Diện tích đất nông nghiệp: 752.82ha,
trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 726.83ha;
- Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ kênh chính Nam đổ vào Kênh N20 và N18 tưới đến hệ thông kênh nội đồng của xã hiện đang do HTX NN quản lý khai thác sử dụng . Cùng với diện tích sông, ao, hồ hơn 20 ha kết hợp với lượng nước mưa từ các nơi khác đổ về là nguồn cung cấp nước mặt phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm qua khảo sát thực tế sử dụng của các hộ dân cho thấy nguồn nước ngầm ở độ sâu từ 6 - 12 m chưa bị ô nhiễm. Hiện nay nhân dân đang dùng giếng khoan là chủ yếu.
3. Đánh giá chung về đặc điểm tình hình:
- Điều kiện địa hình Trường Xuân tương đối bằng phẳng, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, gần các khu dân cư, đất đai dễ canh tác, đặc biệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
- Xã có hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thiện như: hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ...; đáp ứng được nhu cầu của người dân trong xã.
- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, có nhận thức về pháp luật và tiến bộ khoa học kỹ thuật rất thuận lợi để phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh chế biến nông sản...
4. Điều kiện kinh tế xã hội:
Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả, giá trị ngày công lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện thu hút và nâng cao đời sống cho người lao động.
PHẦN 4:
NỘI DUNG, QUY MÔ SẢN XUẤT, PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG CANH TÁC
I. Nội dung đầu tư và quy mô sản xuất:
1. Nội dung đầu tư:
- Xây dựng đường giao thông, kênh mương, hệ thống biển bảng, hố đựng vỏ bao thuốc BVTV;
- Mua giống các loại và vật tư chủ yếu như: phân chuồng, đạm, lân, ka li, thuốc Bảo vệ thực vật;
- Xây dựng cửa hàng, nhà xưởng thu gom, sơ chế và các máy móc thiết bị;
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn và tham quan học tập các mô hình trong và ngoài tỉnh cho Ban quản lý dự án và những hộ tham gia dự án.
- Xây dựng nhà lưới, mái che phục vụ vùng sản xuất rau an toàn.
2. Quy mô sản xuất:
- Diện tích vùng sản xuất rau an toàn tập trung là 03ha tại xứ đồng: Đồng Mau thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa.
3. Phương thức sản xuất:
Cơ cấu các loại cây trồng căn cứ vào tình hình thực tế, cụ thể của thị trường tiêu thụ để bố trí cây trồng phù hợp. Trước mắt bố trí và đưa vào sản xuất một số loại cây trồng chính như: Bắp cải, xu hào, cà rốt, xúp lơ xanh, các loại đậu ăn quả, các loại rau cải, ....các loại rau màu khác, rau gia vị các loại....;
II. Các giải pháp kỹ thuật trong canh tác:
1. Giải pháp hệ thống tưới tiêu:
Sử dụng nước giếng khoan đảm bảo nước sạch, an toàn;
2. Giải pháp chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh:
Sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục, các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón qua lá, hạn chế sử dụng phân vô cơ, phân hữu cơ chưa qua xử lý;
Tuyệt đối không sử dụng các thuốc hóa học không được hướng dẫn và quy định bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết và có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Ưu tiên sử dụng các biện pháp chăm sóc, phân bón cân đối, hợp lý và chọn giống, ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau quả, sử dụng thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc là chủ yếu;
3. Giải pháp về vệ sinh môi trường:
Yêu cầu đặt ra với vùng sản xuất là phải cách xa các khu sản xuất công nghiệp để tránh khói, bụi, chất thải, các khu dân cư tập trung.
III. Dự tính các nhu cầu cần thiết:
1. Nhu cầu về giống rau: Các loại giống rau củ chủ yếu như: Hành, Xúp lơ, xu hào, cải bắp, bí xanh, rau màu các loại......
2. Nhu cầu về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Mua các loại vật tư chủ yếu như: Phân chuồng, đạm, lân, kali, thuôc bảo vệ thực vật.
3. Nhu cầu về lao động: Tổ chức lực lượng lao động phục vụ sản xuất.
4. Nhu cầu về tưới tiêu: Đảm bảo tốt nguồn nước cho việc tưới tiêu
5. Nhu cầu về điện: Đảm bảo nguồn điện cho công tác tưới tiêu, điện thắp sáng nội vùng.
IV. Sản phẩm và giá trị sản phẩm:
1. Sản phẩm: Các loại sản phẩm được sản xuất như: Hành, Bắp cải, xu hào, xúp lơ xanh, khoai tây, rau các loại, dưa chuột, dưa hấu, dưa bao tử, ớt xuất khẩu, các loại rau gia vị...v..v.......
2. Giá sản phẩm: Giá trị sản phẩm đầu ra bán theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại.
V. Thị trường tiêu thụ:
Hợp tác xã sản xuất & tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn đấu mối tìm thị trường tiêu thụ rau an toàn cho xã viên, tại các đô thị, khu công nghiệp, siêu thị, nhà trẻ, trường học, khách sạn, nhà hàng, các công ty kinh doanh về sản phẩm rau, củ, quả trong tỉnh, các tỉnh lân cận;
PHẦN 5:
VỐN ĐẦU TƯ, NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
I. Vốn đầu tư:
1. Tổng hợp theo các hạng mục đầu tư:
Khái toán kinh phí đầu tư cho các hạng mục, xây dựng hạ tầng giá trị: 870.429.000 đồng (Tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng)
2. Chi tiết vốn đầu tư: Bảng dự toán kinh phí
TT | Nội dung |
Số xã viên tham gia | Diện tích (ha) | Khối lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) |
1 | Chứng nhận VietGAP |
| 3 |
| 7.000.000 | 21.000.000 |
2 | Kiểm soát, dán tem nhãn |
| 3 |
| 10.000.000/1ha | 30.000.000 |
3 | Cây trồng: |
|
|
|
| 35.000.000 |
| - Rau các loại |
| 1 | 5kg | 3.000.000/1kg | 15.000.000 |
| - Bầu bí các loại |
| 0,5 | 2kg | 3.000.000/1kg | 6.000.000 |
| - Cà chua, Mướp đắng |
| 1 | 1,5kg | 3.000.000/1kg | 4.500.000 |
| - Rau gia vị |
| 0,5 | 1kg | 10.000.000/1kg | 10.000.000 |
4 | Vật tư chủ yếu: |
|
|
|
| 37.000.000 |
| - Phân chuồng |
| 3 | 50 tấn | 300.000/1 tấn | 15.000.000 |
| - Đạm |
| 3 | 1000kg | 10.000/1kg | 10.000.000 |
| - Lân |
| 3 | 1500kg | 4.000/1kg | 6.000.000 |
| - Ka li |
| 3 | 400kg | 15.000/1kg | 6.000.000 |
5 | Thuốc BVTV |
| 3 |
| 3.000.000/1ha | 9.000.000 |
6 | Xây dựng hạ tầng mô hình: | 3 |
|
| 733.429.000 | |
| - Đường giao thông |
|
| 0,303Km | 2.387.554 | 723.429.000 |
| - Bảng, biển vùng rau |
| 1 |
|
| 10.000.000 |
7 | Xét nghiệm mẫu đất, mầu nước |
| 1 mẫu |
|
| 5.000.000 |
| Tổng cộng: |
| 870.429.000 | |||
(Tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng) |
II. Vốn lưu động: Các nguồn vốn đầu tư từ cấp trên cần hỗ trợ đầu tư thực hiện các hạng mục như: Hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ về giống, vật tư ..
III. Tiến độ và phương thức thực hiện dự án:
1. Kế hoạch và thời gian thực hiện dự án:
+ Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập ban quản lý dự án; xây dựng dự án, lựa chọn dự án; địa điểm thực hiện dự án trình UBND huyện xem xét phê duyệt.
+ Tổ chức họp thành viên tổ hợp tác; tuyên truyền, phát động thành viên đăng ký tham gia thực hiện dự án; tổ chức tập huấn cho Ban quản lý dự án và những thành viên của tổ hợp tác tham gia dự án; lên dự toán thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng về đường giao thông.
- Kế hoạch thực hiện dự án vào đầu quý III năm 2024.
2. Phương thức tổ chức thực hiện:
- Tổ hợp tác sản xuất RAT Thôn Thọ Tân ủy quyền cho UBND xã là chủ đầu tư: Tổ chức thực hiện dự án theo luật định;
- Hình thức thực hiện Dự án: Tổ hợp tác tổ chức chỉ đạo cho thành viên sản xuất theo các bước của dự án;
- Xây dựng đường giao thôngsẽ hợp đồng với đơn vị có đủ điều kiện để xây lắp.
- UBND xã Trường Xuân Thành lập Ban quản lý dự án để quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Hiệu quả của dự án:
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao;
- Giải quyết việc làm cho thành viên tổ hợp tác và lao động nông thôn, đưa thu nhập cho lao động nông thôn lên mức từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng;
- Đáp ứng nguồn sản phẩm an toàn từ nông nghiệp cho nhân dân địa phương và các huyện, tỉnh lân cận; tăng giá trị thu nhập từ 15 - 20% trên đơn vị diện tích canh tác.
- Phát triển mô hình và nhân ra diện rộng thu hút các cá nhân, doanh nghiệp về đầu tư và thu mua sản phẩm tại địa phương;
- Góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
PHẦN 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thực hiện chiến lược phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên chính mảnh đất quê hương mình. Việc đầu tư các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là hướng đi đúng đắn, dự án này là động lực thu hút những cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và thu mua sản phẩm từ nông nghiệp trên địa bàn xã tạo thị trường hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn.
2. Đề nghị:
Để thực hiện được Dự án này, Tổ hợp tác xã sản xuất RAT thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân kính đề nghị UBND Huyện Thọ Xuân, các ban ngành có liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ để hoàn thiện thủ tục của dự án. Đồng thời ủy quyền cho UBND xã tập trung nguồn lực, nhanh chóng hỗ trợ nguồn kinh phí cùng nguồn vốn của ngân sách UBND xã tham gia để dự án sớm đưa vào thực hiện và có hiệu quả cao./.
DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG CHUYÊN CANH THUỘC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NĂM 2024
DỰ ÁN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG CHUYÊN CANH
THUỘC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NĂM 2024
PHẦN 1.
MỞ ĐẦU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án: Đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh năm 2024.
2. Địa điểm xây dựng:
- Trên các xứ đồng: Đồng Mau thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Diện tích quy hoạch: 03 ha
3. Chủ đầu tư: Tổ hợp tác sản xuât RAT thôn Thọ Tân xã Trường Xuân
- Đại diện: Ông Nguyễn Doãn Duẩn Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau.
- Điện thoại: 0942.731.918
4. Đơn vị chủ quản đầu tư: UBND xã Trường Xuân
5. Cấp quyết định đầu tư: Dự án trình lên UBND huyện Thọ Xuân xem xét quyết định phê duyệt.
6. Hình thức đầu tư: Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật tư, trang thiết bị vào mô hình phát triển sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh.
7. Nguồn vốn đầu tư: Từ nguồn Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo NQ 185/2021; nguồn kinh phí của UBND xã đối ứng.
8. Thời gian thực hiện đầu tư: Từ quý III/2024.
9. Hình thức quản lý thực hiện dự án: Tổ hợp tác ủy quyền cho UBND xã Trường Xuân là Chủ đầu tư quản lý tổ chức thực hiện.
10. Cơ quan phối hợp: Phòng Nông nghiệp&PTNT; Phòng Tài Chính, Phòng KT& HT huyện Thọ Xuân; Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa, Sở NN&PTNT Thanh Hóa cùng các ban ngành liên quan.
11. Hạng mục đầu tư: Xây dựng hạ tầng đường GTNĐ, Tham quan mô hình, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí kiểm soát chất lượng và dán tem. Đánh giá chứng nhận VietGap.
Kinh phí thực hiện: 870.429.000 đồng (Tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng)
Trong đó: Vốn hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên là: 621.000.000 đồng bao gồm:
STT | Nội dung hỗ trợ | ĐVT | Đơn giá (đồng) | Thành tiền |
1. | XD cơ sở hạ tầng | 3ha | 190.000.000 | 570.000.000 |
2. | KP thuê kiếm soát, dán tem chứng nhận VietGAP | 3ha | 17.000.000 | 51.000.000 |
- Vốn UBND xã Trường Xuân đầu tư: 168.429.000 đồng. bao gồm:
STT | Nội dung hỗ trợ | Số tiền |
1. | XD cơ sở hạ tầng | 153.429.000 |
2. | - Bảng, biển vùng rau | 10.000.000 |
3 | Xét nghiệm mẫu đất, mầu nước | 5.000.000 |
- Vốn thành viên trong tổ Hợp tác: 81.000.000 đồng. bao gồm:
TT | Nội dung |
Số xã viên tham gia | Diện tích (ha) | Khối lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) |
1 | Cây trồng: |
|
|
|
| 35.000.000 |
| - Rau các loại |
| 1 | 5kg | 3.000.000/1kg | 15.000.000 |
| - Bầu bí các loại |
| 0,5 | 2kg | 3.000.000/1kg | 6.000.000 |
| - Cà chua, Mướp đắng |
| 1 | 1,5kg | 3.000.000/1kg | 4.500.000 |
| - Rau gia vị |
| 0,5 | 1kg | 10.000.000/1kg | 10.000.000 |
2 | Vật tư chủ yếu: |
|
|
|
| 37.000.000 |
| - Phân chuồng |
| 3 | 50 tấn | 300.000/1 tấn | 15.000.000 |
| - Đạm |
| 3 | 1000kg | 10.000/1kg | 10.000.000 |
| - Lân |
| 3 | 1500kg | 4.000/1kg | 6.000.000 |
| - Ka li |
| 3 | 400kg | 15.000/1kg | 6.000.000 |
3 | Thuốc BVTV |
| 3 |
| 3.000.000/1ha | 9.000.000 |
PHẦN 2:
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao, sản phẩm làm ra cần được đảm bảo chất lượng; do đó, thiết yếu các sản phẩm rau, củ, quả không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. thị trường rau, củ, quả an toàn hiện tại trên thị trường đang rất được quan tâm, những ca ngộ độc thực phẩm do tồn đọng Nitrat hay thuốc trừ sâu rất đáng báo động, yêu cầu phải đảm bảo an toàn. Với dự án trồng rau sạch, rau an toàn, đem lại hiệu quả về mặt chống sâu bệnh, đảm bảo về môi trường trồng trọt phù hợp nên trồng rau an toàn thành vùng tập trung chuyên canh thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc , bao tiêu sản phẩm là một lựa chọn đúng đắn.
Bên cạnh đócác thành viên của tổ hợp tác có truyền thống và kinh nghiệm làm cây màu, hàng năm sản phẩm làm ra được các hộ tiểu thương, buôn bán kinh doanh trong và ngoài xã thu mua chở đi tiêu thụ ở nhiều huyện trong Tỉnh và các Tỉnh lân cận.
2. Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Thanh hóa về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh hóa;
3. Mục tiêu:
Trong giai đoạn xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng những năm tiếp theo, ngoài việc thực hiện tốt các mục tiêu cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Việc phát triển kinh tế tổ hợp tác, các hình thức tổ chức sản xuất, các mô hình phát triển sản xuất là mục tiêu quan trọng; không những sản xuất ra những sản phẩm an toàn; mà còn đem lại thu nhập ổn định cho thành viên của tổ hợp tác và giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn.
PHẦN 3:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
1. Điều kiện tự nhiên
Trường Xuân là xã vùng màu nằm ở phía Đông huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện 10 km. Xã Trường Xuân hình thành từ 14 thôn. Dân số toàn xã có 3.300hộ, với 10.793 khẩu, trong đó lao động trong độ tuổi là với lực lượng lao động 6.445 người, lao đồng qua đào tạo là 5.285chiếm tỷ lệ 82%.
Tổ hơp tác thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân với 20 thành viên cùng góp vốn, đất để sản xuất.
- Về vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Yên Thịnh huyện Yên Định, Phía Nam giáp xã Xuân Hồng, Phía Đông giáp xã Thiệu Ngọc huyện Thiệu Hóa;Phía Tây giáp xã Xuân Lai..Xã Trường Xuân có tuyến đường tỉnh lộ 506B đi qua với chiều dài khoảng 3 km chạy theo hướng Đông Tây.
Về địa hình: Xã Trường Xuân có địa hình không bằng phẳng và hình thành 3 loại đất; đất màu, đất lúa màu và đất 2 vụ lúa.
Về Khí hậu:
Trường Xuân nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 10-12oC( trong tháng 12,1,2), nhiệt độ cao nhất 38 -40oc. Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900 mm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 - 85%. Độ ẩm trung bình 84-85%, tháng 2, 3 có độ ẩm không khí cao nhất 95%, thích hợp cho các loại dịch bệnh phát triển ở người, gia súc và các loại cây trồng, tháng 5, 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phơi màu, thụ phấn cho cây trồng, nhất là lúa, ngô làm cho năng suất thấp, kém chất lượng.
Hàng năm ở xã chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa Đông bắc và gió Đông nam, tốc độ gió trung bình 1,8-2,2 m/s. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng rải rác vào các tháng 3- tháng 5. Bão thường xuất hiện từ tháng 7- tháng 10 kèm theo mưa lớn.
2 .Tài nguyên thiên nhiên
* Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.373.57ha;
- Diện tích đất nông nghiệp: 752.82ha,
trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 726.83ha;
- Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ kênh chính Nam đổ vào Kênh N20 và N18 tưới đến hệ thông kênh nội đồng của xã hiện đang do HTX NN quản lý khai thác sử dụng . Cùng với diện tích sông, ao, hồ hơn 20 ha kết hợp với lượng nước mưa từ các nơi khác đổ về là nguồn cung cấp nước mặt phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm qua khảo sát thực tế sử dụng của các hộ dân cho thấy nguồn nước ngầm ở độ sâu từ 6 - 12 m chưa bị ô nhiễm. Hiện nay nhân dân đang dùng giếng khoan là chủ yếu.
3. Đánh giá chung về đặc điểm tình hình:
- Điều kiện địa hình Trường Xuân tương đối bằng phẳng, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, gần các khu dân cư, đất đai dễ canh tác, đặc biệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
- Xã có hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thiện như: hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ...; đáp ứng được nhu cầu của người dân trong xã.
- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, có nhận thức về pháp luật và tiến bộ khoa học kỹ thuật rất thuận lợi để phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh chế biến nông sản...
4. Điều kiện kinh tế xã hội:
Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả, giá trị ngày công lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện thu hút và nâng cao đời sống cho người lao động.
PHẦN 4:
NỘI DUNG, QUY MÔ SẢN XUẤT, PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG CANH TÁC
I. Nội dung đầu tư và quy mô sản xuất:
1. Nội dung đầu tư:
- Xây dựng đường giao thông, kênh mương, hệ thống biển bảng, hố đựng vỏ bao thuốc BVTV;
- Mua giống các loại và vật tư chủ yếu như: phân chuồng, đạm, lân, ka li, thuốc Bảo vệ thực vật;
- Xây dựng cửa hàng, nhà xưởng thu gom, sơ chế và các máy móc thiết bị;
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn và tham quan học tập các mô hình trong và ngoài tỉnh cho Ban quản lý dự án và những hộ tham gia dự án.
- Xây dựng nhà lưới, mái che phục vụ vùng sản xuất rau an toàn.
2. Quy mô sản xuất:
- Diện tích vùng sản xuất rau an toàn tập trung là 03ha tại xứ đồng: Đồng Mau thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa.
3. Phương thức sản xuất:
Cơ cấu các loại cây trồng căn cứ vào tình hình thực tế, cụ thể của thị trường tiêu thụ để bố trí cây trồng phù hợp. Trước mắt bố trí và đưa vào sản xuất một số loại cây trồng chính như: Bắp cải, xu hào, cà rốt, xúp lơ xanh, các loại đậu ăn quả, các loại rau cải, ....các loại rau màu khác, rau gia vị các loại....;
II. Các giải pháp kỹ thuật trong canh tác:
1. Giải pháp hệ thống tưới tiêu:
Sử dụng nước giếng khoan đảm bảo nước sạch, an toàn;
2. Giải pháp chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh:
Sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục, các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón qua lá, hạn chế sử dụng phân vô cơ, phân hữu cơ chưa qua xử lý;
Tuyệt đối không sử dụng các thuốc hóa học không được hướng dẫn và quy định bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết và có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Ưu tiên sử dụng các biện pháp chăm sóc, phân bón cân đối, hợp lý và chọn giống, ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau quả, sử dụng thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc là chủ yếu;
3. Giải pháp về vệ sinh môi trường:
Yêu cầu đặt ra với vùng sản xuất là phải cách xa các khu sản xuất công nghiệp để tránh khói, bụi, chất thải, các khu dân cư tập trung.
III. Dự tính các nhu cầu cần thiết:
1. Nhu cầu về giống rau: Các loại giống rau củ chủ yếu như: Hành, Xúp lơ, xu hào, cải bắp, bí xanh, rau màu các loại......
2. Nhu cầu về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Mua các loại vật tư chủ yếu như: Phân chuồng, đạm, lân, kali, thuôc bảo vệ thực vật.
3. Nhu cầu về lao động: Tổ chức lực lượng lao động phục vụ sản xuất.
4. Nhu cầu về tưới tiêu: Đảm bảo tốt nguồn nước cho việc tưới tiêu
5. Nhu cầu về điện: Đảm bảo nguồn điện cho công tác tưới tiêu, điện thắp sáng nội vùng.
IV. Sản phẩm và giá trị sản phẩm:
1. Sản phẩm: Các loại sản phẩm được sản xuất như: Hành, Bắp cải, xu hào, xúp lơ xanh, khoai tây, rau các loại, dưa chuột, dưa hấu, dưa bao tử, ớt xuất khẩu, các loại rau gia vị...v..v.......
2. Giá sản phẩm: Giá trị sản phẩm đầu ra bán theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại.
V. Thị trường tiêu thụ:
Hợp tác xã sản xuất & tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn đấu mối tìm thị trường tiêu thụ rau an toàn cho xã viên, tại các đô thị, khu công nghiệp, siêu thị, nhà trẻ, trường học, khách sạn, nhà hàng, các công ty kinh doanh về sản phẩm rau, củ, quả trong tỉnh, các tỉnh lân cận;
PHẦN 5:
VỐN ĐẦU TƯ, NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
I. Vốn đầu tư:
1. Tổng hợp theo các hạng mục đầu tư:
Khái toán kinh phí đầu tư cho các hạng mục, xây dựng hạ tầng giá trị: 870.429.000 đồng (Tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng)
2. Chi tiết vốn đầu tư: Bảng dự toán kinh phí
TT | Nội dung |
Số xã viên tham gia | Diện tích (ha) | Khối lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) |
1 | Chứng nhận VietGAP |
| 3 |
| 7.000.000 | 21.000.000 |
2 | Kiểm soát, dán tem nhãn |
| 3 |
| 10.000.000/1ha | 30.000.000 |
3 | Cây trồng: |
|
|
|
| 35.000.000 |
| - Rau các loại |
| 1 | 5kg | 3.000.000/1kg | 15.000.000 |
| - Bầu bí các loại |
| 0,5 | 2kg | 3.000.000/1kg | 6.000.000 |
| - Cà chua, Mướp đắng |
| 1 | 1,5kg | 3.000.000/1kg | 4.500.000 |
| - Rau gia vị |
| 0,5 | 1kg | 10.000.000/1kg | 10.000.000 |
4 | Vật tư chủ yếu: |
|
|
|
| 37.000.000 |
| - Phân chuồng |
| 3 | 50 tấn | 300.000/1 tấn | 15.000.000 |
| - Đạm |
| 3 | 1000kg | 10.000/1kg | 10.000.000 |
| - Lân |
| 3 | 1500kg | 4.000/1kg | 6.000.000 |
| - Ka li |
| 3 | 400kg | 15.000/1kg | 6.000.000 |
5 | Thuốc BVTV |
| 3 |
| 3.000.000/1ha | 9.000.000 |
6 | Xây dựng hạ tầng mô hình: | 3 |
|
| 733.429.000 | |
| - Đường giao thông |
|
| 0,303Km | 2.387.554 | 723.429.000 |
| - Bảng, biển vùng rau |
| 1 |
|
| 10.000.000 |
7 | Xét nghiệm mẫu đất, mầu nước |
| 1 mẫu |
|
| 5.000.000 |
| Tổng cộng: |
| 870.429.000 | |||
(Tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng) |
II. Vốn lưu động: Các nguồn vốn đầu tư từ cấp trên cần hỗ trợ đầu tư thực hiện các hạng mục như: Hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ về giống, vật tư ..
III. Tiến độ và phương thức thực hiện dự án:
1. Kế hoạch và thời gian thực hiện dự án:
+ Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập ban quản lý dự án; xây dựng dự án, lựa chọn dự án; địa điểm thực hiện dự án trình UBND huyện xem xét phê duyệt.
+ Tổ chức họp thành viên tổ hợp tác; tuyên truyền, phát động thành viên đăng ký tham gia thực hiện dự án; tổ chức tập huấn cho Ban quản lý dự án và những thành viên của tổ hợp tác tham gia dự án; lên dự toán thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng về đường giao thông.
- Kế hoạch thực hiện dự án vào đầu quý III năm 2024.
2. Phương thức tổ chức thực hiện:
- Tổ hợp tác sản xuất RAT Thôn Thọ Tân ủy quyền cho UBND xã là chủ đầu tư: Tổ chức thực hiện dự án theo luật định;
- Hình thức thực hiện Dự án: Tổ hợp tác tổ chức chỉ đạo cho thành viên sản xuất theo các bước của dự án;
- Xây dựng đường giao thôngsẽ hợp đồng với đơn vị có đủ điều kiện để xây lắp.
- UBND xã Trường Xuân Thành lập Ban quản lý dự án để quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Hiệu quả của dự án:
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao;
- Giải quyết việc làm cho thành viên tổ hợp tác và lao động nông thôn, đưa thu nhập cho lao động nông thôn lên mức từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng;
- Đáp ứng nguồn sản phẩm an toàn từ nông nghiệp cho nhân dân địa phương và các huyện, tỉnh lân cận; tăng giá trị thu nhập từ 15 - 20% trên đơn vị diện tích canh tác.
- Phát triển mô hình và nhân ra diện rộng thu hút các cá nhân, doanh nghiệp về đầu tư và thu mua sản phẩm tại địa phương;
- Góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
PHẦN 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thực hiện chiến lược phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên chính mảnh đất quê hương mình. Việc đầu tư các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là hướng đi đúng đắn, dự án này là động lực thu hút những cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và thu mua sản phẩm từ nông nghiệp trên địa bàn xã tạo thị trường hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn.
2. Đề nghị:
Để thực hiện được Dự án này, Tổ hợp tác xã sản xuất RAT thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân kính đề nghị UBND Huyện Thọ Xuân, các ban ngành có liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ để hoàn thiện thủ tục của dự án. Đồng thời ủy quyền cho UBND xã tập trung nguồn lực, nhanh chóng hỗ trợ nguồn kinh phí cùng nguồn vốn của ngân sách UBND xã tham gia để dự án sớm đưa vào thực hiện và có hiệu quả cao./.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn