LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ XUÂN TÂN
HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
PHẦN THỨ NHẤT
THỜI KỲ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP XÃ (TIỀN SỬ)
I. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Vị trí địa lý, dân số:
Xã Xuân Tân Được thành lập tháng 3 năm 1954 gồm có 3 làng Thọ Tân, Phong Mỹ và Ngọc Quang
+ Xã có 41 Dòng họ hầu hết các dòng họ của các làng trong xã là dân ngụ cư đến. Như họ Hoàng từ Hoàng Hoá, họ Hồ từ Nghệ An họ Lưu từ Quảng Xương...
Xã Xuân Tân có địa giới giáp danh với các xã:
- Phía đông bắc giáp xã Xuân Vinh;
- Phía tây giáp xã Xuân Lai và Xuân Minh;
- Phía nam giáp dòng sông Chu (Lưỡng Giang) qua sông là xã Thọ Nguyên;
- Phía bắc giáp dòng sông Cầu chày (Chùy Giang) qua sông là xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, nhiều kênh mương, cầu cống, do đó rất khó khăn trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội, An ninh quốc phòng và đi lại của nhân dân.
Địa phương có tổng diện tích đất tự nhiên = 368,51 ha.
Đơn vị hành chính được hình thành bởi 3 làng, 6 thôn.
Toàn xã có 984 hộ, tổng dân số là 3.498 khẩu.
Đảng bộ xã có 203 đảng viên sinh hoạt ở 09 chi bộ.
- Việc đi lại trước đây rất khó khăn, đường bộ chủ yếu dựa vào con đê tả ngạn Sông Chu, được hình thành từ đời Nhà Lý, nhưng nhỏ bé, khúc khuỷu, gần đây mới được bồi đắp, xây dựng và kiên cố bằng bê tông mặt đê
Thời trước giao thông chủ yếu dựa vào sông Chu từ Thị xã Thanh Hóa bằng thuyền buồm ngược xuôi tấp nập trên sông. Nhờ đó mà Chợ Mía làng Phong Mỹ ra đời, chợ là nơi hội tụ người ở nhiều nơi tới, ngoài bắc vào như Nga Sơn, Hậu Lôc, nhất là người ở Quỳnh Lưu Nghệ An ra buôn bán và định cư “Đất lành chim đậu” và cũng lamg cho dân số ngày càng tăng hơn. Chợ Mía là nơi buôn bán của bà con nhân dân các vùng lân cận, có đầy đu các hàng nông sản và hàng tạp hóa
Chợ họp mỗi tháng 6 phiên chính là: ngày 2. 6, 12, 18, 21 và 28; 6 phiên xép vào các ngày: 4, 10, 14, 16, 24, 30
Trước kia Sông Cầu chày cũng là đường thủy giao lưu chủ yếu vận chuyển luồng, nứa, củi.... xuôi dòng Ba Bông ra sông lớn và Biển về các tỉnh Ninh Binh, Nghệ an....
Khí hậu mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa, ,mùa khô từ tháng 10, 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8 lũ lụt thường xuyên sảy ra gây vỡ đê liên miêm
2. Về kinh tế xã hội
Kinh tế thuần nông là chủ yếu 98% hộ làm nông nghiệp, chịu tác động lớn của thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết, thiên nhiên. Đồng ruộng bậc thang, lồi lõm không đồng đều
Hàng năm chỉ cấy được một vụ lúa, còn một vụ làm màu khô như: Khoai, sắn, ngô, đậu, bông, lạc, vừng; Lề lối canh tác thô sơ, manh muốn, năng xuất lúa, màu hằng vụ quá thấp từ 40- 60 kg/sào; Đời sống nhân dân đói khố, mỗi năm thiếu đói 7, 8 tháng;
- Đời sống xã hội.
Dưới thời phong kiến thực dân các làng trong xã đói nghèo, giao thông ngăn cách bởi hai dòng sông, thất học đói rách là đặc trựng của đời sống xã hội thời bấy giờ 90% số dân mù chữ, trên 80% dân số đói rách quanh năm người dân chỉ biết than thở cầu tới.
- Về tổ chức xã hội.
Trước năm 1945 các làng ở Xuân Tân như làng Thọ Tân, Phong Mỹ, Ngọc Quang đều thuộc thử cốc, phủ thiệu hóa, Thử cốc là tổng lớn có 21 làng (gồm các làng của Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường bây giờ)
3. Truyền thống văn hóa.
Các làng ở Xuân Tân đều là làng cổ có từ 600- 800 -1200 năm tuổi có truyền thống văn hóa vô cùng quý giá; Xã Xuân Tân có khu di tich lịch sử văn hóa Lê Đột nằm trên địa phận làng Phong Mỹ, là khu rừng rậm có từ thế kỷ 9, 10 cách đây hơn một thiên niên kỹ, di tích này gắn liền với thân thế sự nghiệp của Lê Đại Hành Hoàng Đế (Lê Hoàn)
Tộc phả họ Lê Đại cho biết Lê Hoàn có cha là Lê Minh mẹ là Đặng thị Liên, cha mẹ mất sớm khi Lê Hoàn mới 3- 4 tuổi, được Lê Quan Sát (Lê Đôt) nhận làm con nuôi khi đến tuổi trưởng thành Lê Hoàn xin cha mẹ cho theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân
Việc học hành đã trở thành truyền thống ở địa phương, trong ý nghỉ của người dân cho rằng nghèo đói nhưng có cái chữ vẫn hơn, có chữ thì bọn Hương lý phải nễ, đi hội làng có chổ ngồi tử tế nhất là không phải điểm chỉ vào các văn tự, giấy tờ khi cần thiết; Đã có nhiều người học cao, đổ đạt như Ông Nguyễn Đức Hoành làng Ngọc Quang đổ tiến sỹ năm 1724 được khắc tên trên văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội….
Các làng đều có truyền thống văn hóa đặc trưng giêng, các hình thức sinh hoạt văn hóa còn nhiều dấu ấn văn hóa “Hoàn Bình”, các truyền thống văn hóa, văn hóa dân gian giàu lòng yêu nước được lưu truyền cho đến ngày nay….
4. Truyền thống yêu nước.
Yêu nước là truyền thống bất khuất của dân tộc Việt
Nhiều dòng họ của các làng ở Xuân Tân còn ghi những người có công với nước được các vương triều phong kiến phong chức tước phẩm hàm, quận công, Đô đốc, Tể tướng, Thượng thư….trong nghĩa quân Lê Lợi có hàng trăm người là con, em quê hương Xuân Tân
3. 2. 1930 Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ yếu giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức đã chỉ đạo được nhiều phong trào Cách mạng như: Phong trào Cách mạng 30 – 31 Nghệ Tỉnh
- Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời là bước ngoặc vĩ đại của nhân dân lao động là niềm hu vọng của giai cấp công nông liên minh và cũng là đoàn đánh vào đầu bọn đế quốc xâm lược
- Nhiều phong trào đoàn thể đã được thành lập từ giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương cùng với quân và dân trong cả nước nhân dân Xuân Tân đã đứng lên, tham gia các phong trào lớn của Đảng và dân tộc để đấu tranh giành chính quyền;
Ngày 19/8/1945 Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Việt
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1. Những tháng cuối năm 1945
Cuộc tổng khởi nghĩa ngày 19/8/1945 thắng lợi cách mạng thành công, cùng với niềm vui chung của cả nước nhân dân Xuân Tân cũng vô cùng phấn khởi, xóa bỏ kiếp nô lệ cực khổ bần hàn, bắt đầu một thời đại mới một cuộc đổi mới
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình Lịch Sử Hồ Chủ Tịch đã trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập trước toàn thế giới, khai sinh Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh dấu bước ngoặt lớn lao trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc
Ngày 06/01/1946 Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên phổ thông và dân chủ đầu tiên được tiến hành, nhân dân quần chúng đi bầu rất đông đến trưa đã có 100% cử tri đi bỏ phiếu, cuộc bầu cử thành công, thắng lợi trong không khí hòa bình.
Cách mạng Tháng Tám thành công như “ Chim xỏ lồng” một không khí vui tươi phấn khởi tràn ngập thôn xóm, ngỏ làng, tiến gieo hò ca hát thâu đêm, nhiều người không ngũ có cảm giác lâng lâng khó tả. Những ước mơ ngàn đơi nay đã thành hiện thực. ở lớp người đứng tuổi niềm vui chỉ biểu lộ ở gương mạt rạng rỡ ở ánh mắt nụ cười, vui nhất, náo nhiệt nhất là thanh thiếu niên và nhi đồng tung tăng múa hát suốt ngày hăng hái nhiệt tình làm bất kỳ việc gì nếu được phân công , giao nhiệm vụ, cờ đỏ saqo vàng tung bay dưới nắng thu ấm áp, làng nào cũng mổ trâu, mổ bò tế cờ ăn mừng chiến thắng
2. Thời kỳ 1946 - 1954
Sau tổng tuyển cử 6/01/1946 lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt
Chính phủ mới được thành lập trong điều kiện hoàn cảnh đất nước vô cùng rối ren, thù trong giặc ngoài dọa lật đổ chính quyền. Tinhg hình đát nước ngàn cân treo sợi tóc. Trước tình hình mỗi ngày càng xấu thêm. Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân pháp bảo vệ chủ quyền cuả Nước Việt
Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ Tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiên và cuộc chiến bắt đầu, lời kêu gọi lan truyền khắp nơi, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các làng trong xã Xuân Tân nói giêng sôi nổi và sẵn sàng cuộc chiến với tinh thần nước Việt Nam là của người Việt Nam thà hy sinh tất cả quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến lớp lớp thanh niên Xuân Tân hăng hái tòng quân lên đường giết giặc chỉ trong vòng thời gian chưa tròn một tháng Xuân Tân đã tiễn 30 – 40 thanh niên tình nguyện vào bộ đội, vệ quốc đoàn như các ông Sĩ, ông Xế ở Thọ Tân; Ông Luận, ông Liễu, ông Phác ở Phong Mỹ; Ông Tuận, ộng Cạnh, ông Bùi ở Ngọc Quang….trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, các làng trong xã Xuân Tân đã có hàng trăm thanh niên tình nguyện và quân đội xã có 11 liệt sỹ và thương binh; Cùng với việc tòng quân ra trận trên các chiến trường. Tại hậu phương nhiệm vụ xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ; Dân quân du kích được xã tập trung xây dựng, mỗi làng có một tiểu đội, trong giai đoạn từ năm 1946 – 1954 lực lượng Dân quân tự vệ; Dân quân du kích là các lực lượng đi đầu trong các hoạt động của xã của làng
Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ kháng chiến của Mặt trận Việt Minh, nhân dân trong xã đã tích cực tham gia ủng hộ như vàng, tiền, bạc; kết quả ở Ngọc Quang được 5 lạng vàng, 5 kg bạc trắng ở Phong Mỹ được 5 đôi nhẫn mỗi đôi 2 đồng cân vàng 1 dây truyền truyền xà tích mỗi dây 5 chỉ vàng, ở Thọ Tân đâu có kém Phong Mỹ và Ngọc Quang, tiếp theo tuần lễ vàng là tham gia mua công trái kháng chiến…. Đồng thời thành lập các hội Mẹ chiến sỹ, xây dựng công tác hậu phương vững chắc tất cả tập trung đánh Pháp;
Tổng kết 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhân dân ba làng của Xã Xuân Tân đã cung cấp cho kháng chiến một khối lượng lớn về người và của.
a. Về người:
Đã có 192 người tình nguyện vào quân đội nhân dân Việt Nam chiếm tỷ lệ trên 9% ở thời điểm năm 1950 – 1953 của các làng; Có một số thanh niên xung phong vào vệ quốc đoàn sau ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 là:
- Lê Đại Luận; Mai Ngọc Liễu; Lê Trọng Sĩ; Hồ Văn Xế; Lê Huy Phát nhập ngũ tháng 10 năm 1945
- Cả xã có 9 liệt sĩ và 15 lag thương binh, bệnh binh.
- Gần 100 người đi thanh niên xung phong đi làm các công trình phục vụ quốc phòng.
- Trên 10.000 ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm và vũ khí phục vụ các chiến trường
b. Về tài sản:
- Hưởng ứng tuần lễ Vàng có tới gần 50 chỉ vàng gồm khuyên tai, hoa tai, nhẫn tay, quả đào…
- Hưởng ứng tuần lễ Đồng có với 1.500kg đồng gồm; các xanh, nồi, mâm…..
- Mua công trái kháng chiến; Bán lúa khao quân Hồ Tùng Mậu
c. Là cơ sở cho các cơ quan, xí nghiệp đồn trú như; Xưởng quần giới Phạm Hồng Thái của liên khu 3. 4. các đơn vị bộ đội các đoàn an dưỡng D10- 305.vv
Các tổ chức chính trị đoàn thể ở các làng trưởng thành và vững vàng hơn nhiều. Đã có rất nhiều người trở thành Đảng viên, cán bộ của Đảng; Người Đảng viên đầu tiên là ông Lê Đại Luận kết nạp Đảng năm 1946
PHẦN HAI
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀM BẮC
ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. GIAI ĐOẠN 1955 – 1960
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã xóa bỏ chế độ phong kiến và thực dân của đế quốc Pháp
Tháng 3 năm 1954 xã Xuân Tân được thành lập gồm cín xóm của làng Thọ Tân, làng Phong Mỹ, Làng Ngọc Quang và một xóm của làng Hạ thôn
Các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội của xã Xuân Tân đồng thời được thành lập. Chi bộ Đảng đầu tiên của xã có 24 Đảng viên do ông Hoàng Xuân Hoàn làm Bí thư và ban chấp hành có 5 người, ông Nguyễn Xuân Xếp Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã
Các tổ chức đoàn thể tiến hành bầu lãnh đạo của tổ chức mình mỗi BCH có từ 5 – 7 người
- Hội Phụ nữ do bà Nguyễn Thị Điễm làm Chủ tịch
- Hội Phụ lão do ông Nguyễn Đức Láu làm hội trưởng
- Đoàn thanh niên do chị Nguyễn Thị Vệ làm Bí thư
- BCH hội nông hội do bà Nguyễn Thị Đỡn làm hội trưởng
Ở các xóm, các làng có tổ Đảng có các chi đoàn chi hội, phân đoàn, phân hội của các tổ chức chính trị xã hội.
Xã mới thành lập cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tạm bợ ngoài một phiến đá để in các công văn chỉ thị gửi cho các xóm như giấy tờ hội nghị chẵng hạn; Nơi làm việc của Đảng, chính quyền, đoàn thể phải nhờ nhà dân ở xóm Xuân Yên để làm chủ sở để làm việc, bàn ghế làm việc bằng các cánh cửa, ghế ngồi làm việc làm bằng tre, luồng ghép lại để ngồi; Trãi qua thời gian thăng trầm, biến đổi của đát nước, xã Xuân Tân đã có nhiều thay đổi cùng đất nước trong thời kỳ này.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
1. Giai đoạn 1960 – 1965
Tháng 9 năm 1960 tại Thủ Đô Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ Ba; Đại hội lần thứ Ba là Đại hội xây dựng CNXH ở Miềm bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước; Đây là hai nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt cả một giai đoạn từ năm 1961 cho tới khi miềm nam được hoàn toàn giải phóng thực hiện hoài bảo của Bác Hồ “Nước Việt Nam là một Nam bắc chung một nhà”
Cuối năm 1960 lãnh đạo xã Xuân Tân đã tổ chức nghiên cứu nghị quyêt Đại hội, tiến hành kiện toàn tổ chức, bầu BCH mới của chi bộ và phân công các chi ủy phụ trách các mặt công tác chính trị, chính quyền và các đoàn thể;
- Hưởng ứng phong trào phát động “Phất cao ba ngọn cờ hồng ở nông thôn” dưới hình thức HTX. Xã Xuân Tân đã tập trung xây dựng, hình thành các HTX như;
- HTX Tín dụng
- HTX mua bán
- HTX nông nghiệp
Đầu năm 1961 Xuân Tân đã có HTX MB và tín dụng, cùng với tập trung xây dựng CNXH ở miềm bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc, tại điạ phương các hoạt động phục vụ chiến đấu cho chiến trường được tăng cường, phong trào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh đặc biệt là những kết quả to lớn của các HTX đã đóng góp lớn cho chiến trường cùng đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng
2. Giai đoạn 1965 - 1975
Đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước: Thực hiện nhiệm vụ chiến lược “Đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước” Cùng với dân và quân trong cả nước tất cả vì Miềm nam ruột thịt. Vì chiến trường Miềm
Địa phương Xuân Tân còn là nơi tiếp nhận một số cơ quan trong tỉnh như: Trường Sư phạm 7 + 2 trường trung cấp giao thông; Trường Hoàng Văn Thụ sơ tán một số giáo viên
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là cuộc chiến tranh ác liệt nhất chống ngoại xâm của dân tộc; Thanh Hóa là cửa ngõ của miền trung là cầu nối giữa miền bắc với miền nam do vậy Mỹ đã tập trung bắn phá. Bầu trời Thanh Hóa đã có hằng trăm máy bay bị bắn rơi đã nói lên điều đó. Huyện Thọ Xuân nói chung và nhân dân xã Xuân Tân vốn truyền thống bất khuất trước họa xâm lăng, trước những khó khăn thử thách quyết vươn lên tất cả để xây dựng cho mình một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ổn định và phát triển.
Trong kháng chiến ngoài việc phát triển kinh tế ổn định ở địa phương và đóng góp cho đất nước. Đảng bộ, chính quyền rất coi trọng đến các mặt văn hóa xã hội và đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng văn hóa tư tưởng, khoa học và kỷ thuật, công tác giáo dục, ý tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm như; Công tác bình dân học vụ có từ ngay sau cách mạng tháng tám và vẫn được duy trì suốt qua hai cuộc kháng chiến và còn mở thêm các lớp bổ túc văn hóa để chống tái mũ chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ của làng của xã và nhân dân trong toàn xã
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Miền
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Xuân Tân có:
- Hơn 220 thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự chiến đấu khắp các chiến trường A, B, C, K
- Có 56 liệt sĩ, 45 thương binh, bệnh binh
- Bốn người được Phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”
- Một Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân
- Có 150 thanh niên xung phong và hàng ngàn lượt người dân công
- 15.000 ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đi làm các công trình quốc phòng như sân bay Sao vàng, làm các trận đại pháo ra đa, đi trực chiến.
- Địa phương đã đỡ đầu nuôi 100 cháu K8 Quảng Trị.
- Cung cấp hàng trăm tấn gạo, hàng trăm tấn lợn, rau xanh phục vụ các chiến trường.
Tổng kết trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Xuân Tân đã có trên 300 thanh niên tòng quân giết giặc (chiếm 10% dân số), 1.225 lượt người đi bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến;
- Có 65 liệt sỹ, 71 thương binh
- Hai lão thành cách mạng: Lê Đại Luận - Lê Thanh Tâm
- Hai người có công với cách mạng: bà Đỗ Thị Nhiễu, Đỗ Thị Dương
- Bốn người được Phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”
- Một Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân
- Hơn 400 người được hưởng tiền ưu đãi kháng chiến.
Trãi qua hơn 60 năm phấn đấu kiên cường không hề mệt mỏi, quyết vươn lên trước những khó khăn thử thách và phát huy truyền thống quê hương. Đảng bộ và nhân dân Xuân Tân ngày nay đã trưởng thành về mọi mặt. Tình hình chính trị tại địa phương luôn ổn định, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quân sự, quốc phòng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làng, xã không có tai tệ nạn xã hội, đơn vị an toàn làm chủ, kinh tế xã hội tăng trưởng ở mức khá, lĩnh vực ytế giáo dục thường xuyên được đổi mới và nâng cao chất lượng, các chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, đảm bảo kịp thời, hoạt động VHVN- TDTT được tổ chức hoạt động thường xuyên. Kiến thiết, xây dựng cơ bản được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện, bề mặt NTM của làng, xã ngày một khang trang đổi mới và phát triển bền vững. Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể nhân dân đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh./.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ XUÂN TÂN
HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
PHẦN THỨ NHẤT
THỜI KỲ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP XÃ (TIỀN SỬ)
I. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Vị trí địa lý, dân số:
Xã Xuân Tân Được thành lập tháng 3 năm 1954 gồm có 3 làng Thọ Tân, Phong Mỹ và Ngọc Quang
+ Xã có 41 Dòng họ hầu hết các dòng họ của các làng trong xã là dân ngụ cư đến. Như họ Hoàng từ Hoàng Hoá, họ Hồ từ Nghệ An họ Lưu từ Quảng Xương...
Xã Xuân Tân có địa giới giáp danh với các xã:
- Phía đông bắc giáp xã Xuân Vinh;
- Phía tây giáp xã Xuân Lai và Xuân Minh;
- Phía nam giáp dòng sông Chu (Lưỡng Giang) qua sông là xã Thọ Nguyên;
- Phía bắc giáp dòng sông Cầu chày (Chùy Giang) qua sông là xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, nhiều kênh mương, cầu cống, do đó rất khó khăn trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội, An ninh quốc phòng và đi lại của nhân dân.
Địa phương có tổng diện tích đất tự nhiên = 368,51 ha.
Đơn vị hành chính được hình thành bởi 3 làng, 6 thôn.
Toàn xã có 984 hộ, tổng dân số là 3.498 khẩu.
Đảng bộ xã có 203 đảng viên sinh hoạt ở 09 chi bộ.
- Việc đi lại trước đây rất khó khăn, đường bộ chủ yếu dựa vào con đê tả ngạn Sông Chu, được hình thành từ đời Nhà Lý, nhưng nhỏ bé, khúc khuỷu, gần đây mới được bồi đắp, xây dựng và kiên cố bằng bê tông mặt đê
Thời trước giao thông chủ yếu dựa vào sông Chu từ Thị xã Thanh Hóa bằng thuyền buồm ngược xuôi tấp nập trên sông. Nhờ đó mà Chợ Mía làng Phong Mỹ ra đời, chợ là nơi hội tụ người ở nhiều nơi tới, ngoài bắc vào như Nga Sơn, Hậu Lôc, nhất là người ở Quỳnh Lưu Nghệ An ra buôn bán và định cư “Đất lành chim đậu” và cũng lamg cho dân số ngày càng tăng hơn. Chợ Mía là nơi buôn bán của bà con nhân dân các vùng lân cận, có đầy đu các hàng nông sản và hàng tạp hóa
Chợ họp mỗi tháng 6 phiên chính là: ngày 2. 6, 12, 18, 21 và 28; 6 phiên xép vào các ngày: 4, 10, 14, 16, 24, 30
Trước kia Sông Cầu chày cũng là đường thủy giao lưu chủ yếu vận chuyển luồng, nứa, củi.... xuôi dòng Ba Bông ra sông lớn và Biển về các tỉnh Ninh Binh, Nghệ an....
Khí hậu mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa, ,mùa khô từ tháng 10, 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8 lũ lụt thường xuyên sảy ra gây vỡ đê liên miêm
2. Về kinh tế xã hội
Kinh tế thuần nông là chủ yếu 98% hộ làm nông nghiệp, chịu tác động lớn của thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết, thiên nhiên. Đồng ruộng bậc thang, lồi lõm không đồng đều
Hàng năm chỉ cấy được một vụ lúa, còn một vụ làm màu khô như: Khoai, sắn, ngô, đậu, bông, lạc, vừng; Lề lối canh tác thô sơ, manh muốn, năng xuất lúa, màu hằng vụ quá thấp từ 40- 60 kg/sào; Đời sống nhân dân đói khố, mỗi năm thiếu đói 7, 8 tháng;
- Đời sống xã hội.
Dưới thời phong kiến thực dân các làng trong xã đói nghèo, giao thông ngăn cách bởi hai dòng sông, thất học đói rách là đặc trựng của đời sống xã hội thời bấy giờ 90% số dân mù chữ, trên 80% dân số đói rách quanh năm người dân chỉ biết than thở cầu tới.
- Về tổ chức xã hội.
Trước năm 1945 các làng ở Xuân Tân như làng Thọ Tân, Phong Mỹ, Ngọc Quang đều thuộc thử cốc, phủ thiệu hóa, Thử cốc là tổng lớn có 21 làng (gồm các làng của Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường bây giờ)
3. Truyền thống văn hóa.
Các làng ở Xuân Tân đều là làng cổ có từ 600- 800 -1200 năm tuổi có truyền thống văn hóa vô cùng quý giá; Xã Xuân Tân có khu di tich lịch sử văn hóa Lê Đột nằm trên địa phận làng Phong Mỹ, là khu rừng rậm có từ thế kỷ 9, 10 cách đây hơn một thiên niên kỹ, di tích này gắn liền với thân thế sự nghiệp của Lê Đại Hành Hoàng Đế (Lê Hoàn)
Tộc phả họ Lê Đại cho biết Lê Hoàn có cha là Lê Minh mẹ là Đặng thị Liên, cha mẹ mất sớm khi Lê Hoàn mới 3- 4 tuổi, được Lê Quan Sát (Lê Đôt) nhận làm con nuôi khi đến tuổi trưởng thành Lê Hoàn xin cha mẹ cho theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân
Việc học hành đã trở thành truyền thống ở địa phương, trong ý nghỉ của người dân cho rằng nghèo đói nhưng có cái chữ vẫn hơn, có chữ thì bọn Hương lý phải nễ, đi hội làng có chổ ngồi tử tế nhất là không phải điểm chỉ vào các văn tự, giấy tờ khi cần thiết; Đã có nhiều người học cao, đổ đạt như Ông Nguyễn Đức Hoành làng Ngọc Quang đổ tiến sỹ năm 1724 được khắc tên trên văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội….
Các làng đều có truyền thống văn hóa đặc trưng giêng, các hình thức sinh hoạt văn hóa còn nhiều dấu ấn văn hóa “Hoàn Bình”, các truyền thống văn hóa, văn hóa dân gian giàu lòng yêu nước được lưu truyền cho đến ngày nay….
4. Truyền thống yêu nước.
Yêu nước là truyền thống bất khuất của dân tộc Việt
Nhiều dòng họ của các làng ở Xuân Tân còn ghi những người có công với nước được các vương triều phong kiến phong chức tước phẩm hàm, quận công, Đô đốc, Tể tướng, Thượng thư….trong nghĩa quân Lê Lợi có hàng trăm người là con, em quê hương Xuân Tân
3. 2. 1930 Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ yếu giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức đã chỉ đạo được nhiều phong trào Cách mạng như: Phong trào Cách mạng 30 – 31 Nghệ Tỉnh
- Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời là bước ngoặc vĩ đại của nhân dân lao động là niềm hu vọng của giai cấp công nông liên minh và cũng là đoàn đánh vào đầu bọn đế quốc xâm lược
- Nhiều phong trào đoàn thể đã được thành lập từ giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương cùng với quân và dân trong cả nước nhân dân Xuân Tân đã đứng lên, tham gia các phong trào lớn của Đảng và dân tộc để đấu tranh giành chính quyền;
Ngày 19/8/1945 Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Việt
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1. Những tháng cuối năm 1945
Cuộc tổng khởi nghĩa ngày 19/8/1945 thắng lợi cách mạng thành công, cùng với niềm vui chung của cả nước nhân dân Xuân Tân cũng vô cùng phấn khởi, xóa bỏ kiếp nô lệ cực khổ bần hàn, bắt đầu một thời đại mới một cuộc đổi mới
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình Lịch Sử Hồ Chủ Tịch đã trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập trước toàn thế giới, khai sinh Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh dấu bước ngoặt lớn lao trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc
Ngày 06/01/1946 Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên phổ thông và dân chủ đầu tiên được tiến hành, nhân dân quần chúng đi bầu rất đông đến trưa đã có 100% cử tri đi bỏ phiếu, cuộc bầu cử thành công, thắng lợi trong không khí hòa bình.
Cách mạng Tháng Tám thành công như “ Chim xỏ lồng” một không khí vui tươi phấn khởi tràn ngập thôn xóm, ngỏ làng, tiến gieo hò ca hát thâu đêm, nhiều người không ngũ có cảm giác lâng lâng khó tả. Những ước mơ ngàn đơi nay đã thành hiện thực. ở lớp người đứng tuổi niềm vui chỉ biểu lộ ở gương mạt rạng rỡ ở ánh mắt nụ cười, vui nhất, náo nhiệt nhất là thanh thiếu niên và nhi đồng tung tăng múa hát suốt ngày hăng hái nhiệt tình làm bất kỳ việc gì nếu được phân công , giao nhiệm vụ, cờ đỏ saqo vàng tung bay dưới nắng thu ấm áp, làng nào cũng mổ trâu, mổ bò tế cờ ăn mừng chiến thắng
2. Thời kỳ 1946 - 1954
Sau tổng tuyển cử 6/01/1946 lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt
Chính phủ mới được thành lập trong điều kiện hoàn cảnh đất nước vô cùng rối ren, thù trong giặc ngoài dọa lật đổ chính quyền. Tinhg hình đát nước ngàn cân treo sợi tóc. Trước tình hình mỗi ngày càng xấu thêm. Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân pháp bảo vệ chủ quyền cuả Nước Việt
Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ Tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiên và cuộc chiến bắt đầu, lời kêu gọi lan truyền khắp nơi, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các làng trong xã Xuân Tân nói giêng sôi nổi và sẵn sàng cuộc chiến với tinh thần nước Việt Nam là của người Việt Nam thà hy sinh tất cả quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến lớp lớp thanh niên Xuân Tân hăng hái tòng quân lên đường giết giặc chỉ trong vòng thời gian chưa tròn một tháng Xuân Tân đã tiễn 30 – 40 thanh niên tình nguyện vào bộ đội, vệ quốc đoàn như các ông Sĩ, ông Xế ở Thọ Tân; Ông Luận, ông Liễu, ông Phác ở Phong Mỹ; Ông Tuận, ộng Cạnh, ông Bùi ở Ngọc Quang….trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, các làng trong xã Xuân Tân đã có hàng trăm thanh niên tình nguyện và quân đội xã có 11 liệt sỹ và thương binh; Cùng với việc tòng quân ra trận trên các chiến trường. Tại hậu phương nhiệm vụ xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ; Dân quân du kích được xã tập trung xây dựng, mỗi làng có một tiểu đội, trong giai đoạn từ năm 1946 – 1954 lực lượng Dân quân tự vệ; Dân quân du kích là các lực lượng đi đầu trong các hoạt động của xã của làng
Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ kháng chiến của Mặt trận Việt Minh, nhân dân trong xã đã tích cực tham gia ủng hộ như vàng, tiền, bạc; kết quả ở Ngọc Quang được 5 lạng vàng, 5 kg bạc trắng ở Phong Mỹ được 5 đôi nhẫn mỗi đôi 2 đồng cân vàng 1 dây truyền truyền xà tích mỗi dây 5 chỉ vàng, ở Thọ Tân đâu có kém Phong Mỹ và Ngọc Quang, tiếp theo tuần lễ vàng là tham gia mua công trái kháng chiến…. Đồng thời thành lập các hội Mẹ chiến sỹ, xây dựng công tác hậu phương vững chắc tất cả tập trung đánh Pháp;
Tổng kết 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhân dân ba làng của Xã Xuân Tân đã cung cấp cho kháng chiến một khối lượng lớn về người và của.
a. Về người:
Đã có 192 người tình nguyện vào quân đội nhân dân Việt Nam chiếm tỷ lệ trên 9% ở thời điểm năm 1950 – 1953 của các làng; Có một số thanh niên xung phong vào vệ quốc đoàn sau ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 là:
- Lê Đại Luận; Mai Ngọc Liễu; Lê Trọng Sĩ; Hồ Văn Xế; Lê Huy Phát nhập ngũ tháng 10 năm 1945
- Cả xã có 9 liệt sĩ và 15 lag thương binh, bệnh binh.
- Gần 100 người đi thanh niên xung phong đi làm các công trình phục vụ quốc phòng.
- Trên 10.000 ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm và vũ khí phục vụ các chiến trường
b. Về tài sản:
- Hưởng ứng tuần lễ Vàng có tới gần 50 chỉ vàng gồm khuyên tai, hoa tai, nhẫn tay, quả đào…
- Hưởng ứng tuần lễ Đồng có với 1.500kg đồng gồm; các xanh, nồi, mâm…..
- Mua công trái kháng chiến; Bán lúa khao quân Hồ Tùng Mậu
c. Là cơ sở cho các cơ quan, xí nghiệp đồn trú như; Xưởng quần giới Phạm Hồng Thái của liên khu 3. 4. các đơn vị bộ đội các đoàn an dưỡng D10- 305.vv
Các tổ chức chính trị đoàn thể ở các làng trưởng thành và vững vàng hơn nhiều. Đã có rất nhiều người trở thành Đảng viên, cán bộ của Đảng; Người Đảng viên đầu tiên là ông Lê Đại Luận kết nạp Đảng năm 1946
PHẦN HAI
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀM BẮC
ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. GIAI ĐOẠN 1955 – 1960
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã xóa bỏ chế độ phong kiến và thực dân của đế quốc Pháp
Tháng 3 năm 1954 xã Xuân Tân được thành lập gồm cín xóm của làng Thọ Tân, làng Phong Mỹ, Làng Ngọc Quang và một xóm của làng Hạ thôn
Các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội của xã Xuân Tân đồng thời được thành lập. Chi bộ Đảng đầu tiên của xã có 24 Đảng viên do ông Hoàng Xuân Hoàn làm Bí thư và ban chấp hành có 5 người, ông Nguyễn Xuân Xếp Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã
Các tổ chức đoàn thể tiến hành bầu lãnh đạo của tổ chức mình mỗi BCH có từ 5 – 7 người
- Hội Phụ nữ do bà Nguyễn Thị Điễm làm Chủ tịch
- Hội Phụ lão do ông Nguyễn Đức Láu làm hội trưởng
- Đoàn thanh niên do chị Nguyễn Thị Vệ làm Bí thư
- BCH hội nông hội do bà Nguyễn Thị Đỡn làm hội trưởng
Ở các xóm, các làng có tổ Đảng có các chi đoàn chi hội, phân đoàn, phân hội của các tổ chức chính trị xã hội.
Xã mới thành lập cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tạm bợ ngoài một phiến đá để in các công văn chỉ thị gửi cho các xóm như giấy tờ hội nghị chẵng hạn; Nơi làm việc của Đảng, chính quyền, đoàn thể phải nhờ nhà dân ở xóm Xuân Yên để làm chủ sở để làm việc, bàn ghế làm việc bằng các cánh cửa, ghế ngồi làm việc làm bằng tre, luồng ghép lại để ngồi; Trãi qua thời gian thăng trầm, biến đổi của đát nước, xã Xuân Tân đã có nhiều thay đổi cùng đất nước trong thời kỳ này.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
1. Giai đoạn 1960 – 1965
Tháng 9 năm 1960 tại Thủ Đô Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ Ba; Đại hội lần thứ Ba là Đại hội xây dựng CNXH ở Miềm bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước; Đây là hai nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt cả một giai đoạn từ năm 1961 cho tới khi miềm nam được hoàn toàn giải phóng thực hiện hoài bảo của Bác Hồ “Nước Việt Nam là một Nam bắc chung một nhà”
Cuối năm 1960 lãnh đạo xã Xuân Tân đã tổ chức nghiên cứu nghị quyêt Đại hội, tiến hành kiện toàn tổ chức, bầu BCH mới của chi bộ và phân công các chi ủy phụ trách các mặt công tác chính trị, chính quyền và các đoàn thể;
- Hưởng ứng phong trào phát động “Phất cao ba ngọn cờ hồng ở nông thôn” dưới hình thức HTX. Xã Xuân Tân đã tập trung xây dựng, hình thành các HTX như;
- HTX Tín dụng
- HTX mua bán
- HTX nông nghiệp
Đầu năm 1961 Xuân Tân đã có HTX MB và tín dụng, cùng với tập trung xây dựng CNXH ở miềm bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc, tại điạ phương các hoạt động phục vụ chiến đấu cho chiến trường được tăng cường, phong trào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh đặc biệt là những kết quả to lớn của các HTX đã đóng góp lớn cho chiến trường cùng đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng
2. Giai đoạn 1965 - 1975
Đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước: Thực hiện nhiệm vụ chiến lược “Đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước” Cùng với dân và quân trong cả nước tất cả vì Miềm nam ruột thịt. Vì chiến trường Miềm
Địa phương Xuân Tân còn là nơi tiếp nhận một số cơ quan trong tỉnh như: Trường Sư phạm 7 + 2 trường trung cấp giao thông; Trường Hoàng Văn Thụ sơ tán một số giáo viên
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là cuộc chiến tranh ác liệt nhất chống ngoại xâm của dân tộc; Thanh Hóa là cửa ngõ của miền trung là cầu nối giữa miền bắc với miền nam do vậy Mỹ đã tập trung bắn phá. Bầu trời Thanh Hóa đã có hằng trăm máy bay bị bắn rơi đã nói lên điều đó. Huyện Thọ Xuân nói chung và nhân dân xã Xuân Tân vốn truyền thống bất khuất trước họa xâm lăng, trước những khó khăn thử thách quyết vươn lên tất cả để xây dựng cho mình một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ổn định và phát triển.
Trong kháng chiến ngoài việc phát triển kinh tế ổn định ở địa phương và đóng góp cho đất nước. Đảng bộ, chính quyền rất coi trọng đến các mặt văn hóa xã hội và đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng văn hóa tư tưởng, khoa học và kỷ thuật, công tác giáo dục, ý tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm như; Công tác bình dân học vụ có từ ngay sau cách mạng tháng tám và vẫn được duy trì suốt qua hai cuộc kháng chiến và còn mở thêm các lớp bổ túc văn hóa để chống tái mũ chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ của làng của xã và nhân dân trong toàn xã
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Miền
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Xuân Tân có:
- Hơn 220 thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự chiến đấu khắp các chiến trường A, B, C, K
- Có 56 liệt sĩ, 45 thương binh, bệnh binh
- Bốn người được Phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”
- Một Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân
- Có 150 thanh niên xung phong và hàng ngàn lượt người dân công
- 15.000 ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đi làm các công trình quốc phòng như sân bay Sao vàng, làm các trận đại pháo ra đa, đi trực chiến.
- Địa phương đã đỡ đầu nuôi 100 cháu K8 Quảng Trị.
- Cung cấp hàng trăm tấn gạo, hàng trăm tấn lợn, rau xanh phục vụ các chiến trường.
Tổng kết trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Xuân Tân đã có trên 300 thanh niên tòng quân giết giặc (chiếm 10% dân số), 1.225 lượt người đi bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến;
- Có 65 liệt sỹ, 71 thương binh
- Hai lão thành cách mạng: Lê Đại Luận - Lê Thanh Tâm
- Hai người có công với cách mạng: bà Đỗ Thị Nhiễu, Đỗ Thị Dương
- Bốn người được Phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng”
- Một Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân
- Hơn 400 người được hưởng tiền ưu đãi kháng chiến.
Trãi qua hơn 60 năm phấn đấu kiên cường không hề mệt mỏi, quyết vươn lên trước những khó khăn thử thách và phát huy truyền thống quê hương. Đảng bộ và nhân dân Xuân Tân ngày nay đã trưởng thành về mọi mặt. Tình hình chính trị tại địa phương luôn ổn định, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quân sự, quốc phòng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làng, xã không có tai tệ nạn xã hội, đơn vị an toàn làm chủ, kinh tế xã hội tăng trưởng ở mức khá, lĩnh vực ytế giáo dục thường xuyên được đổi mới và nâng cao chất lượng, các chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, đảm bảo kịp thời, hoạt động VHVN- TDTT được tổ chức hoạt động thường xuyên. Kiến thiết, xây dựng cơ bản được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện, bề mặt NTM của làng, xã ngày một khang trang đổi mới và phát triển bền vững. Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể nhân dân đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh./.
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn