TRỊ TẬN GỐC “CĂN BỆNH” THAM NHŨNG, TIÊU CỰC (BÀI 1): NẮM VỮNG KHÂU THEN CHỐT
- “Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) là phòng ngừa từ xa, từ sớm, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực” - Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị gặp mặt các đồng chí cán bộ được điều động, luân chuyển thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Ảnh: Khôi Nguyên
Vấn đề căn cơ
Trong toàn bộ di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Người nhấn mạnh, phải hết sức coi trọng và thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân”. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang trở thành quan trọng và cấp bách, nhất là khi tham nhũng, tiêu cực đang trở thành một nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, thì lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo xây dựng Đảng trở nên thật trong sạch, vững mạnh vẫn vẹn nguyên giá trị.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao xây dựng, chỉnh đốn Đảng lại là cơ sở, là nền tảng để trị tận gốc “căn bệnh” tham nhũng, tiêu cực? Điều này đã được Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lý giải, là bởi “vấn đề căn cơ trong đấu tranh PCTNTC là phòng ngừa từ xa, từ sớm mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên”. Bởi, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức chính là cái gốc của tham nhũng, tiêu cực. Cụ thể hơn, thì căn nguyên của nạn tham nhũng, tiêu cực là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình; chưa quyết tâm và có biện pháp chỉ đạo đủ mạnh, còn thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Đồng thời, không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa gương mẫu, mất đoàn kết nội bộ, chưa thẳng thắn đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thậm chí còn cục bộ, lợi ích nhóm, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của Nhân dân.
Cùng với đó, một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc tính chất nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình quản lý. Cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Luật pháp, cơ chế, chính sách còn nhiều kẽ hở, dễ để bị lợi dụng. Việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng nói riêng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm. Tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn, phương tiện, điều kiện làm việc của các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng vẫn còn hạn chế, bất cập. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; thậm chí có trường hợp còn sa vào suy thoái, mắc vào tiêu cực, tay đã nhúng chàm, không dám đấu tranh hoặc tiếp tục tiếp tay cho tham nhũng...
Chính vì vậy, phải xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về quản lý kinh tế - xã hội và về PCTNTC, nhằm bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cần phải được tiến hành toàn diện trên 5 trụ cột gồm chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, xây dựng Đảng về chính trị như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt”, là nền tảng tư tưởng và “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của mình. Xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể đưa một đảng cách mạng đến thành công. Đồng thời, lập trường kiên định của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn, thì đòi hỏi cán bộ, đảng viên - trong mọi giai đoạn cách mạng, mọi hoàn cảnh dù khó khăn đến mấy - phải luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Cùng với đó, xây dựng Đảng về tổ chức theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân lao động làm chủ. Nếu suy yếu một bộ phận nào trong toàn bộ hệ thống tổ chức thì cũng dẫn đến làm yếu toàn bố hệ thống.
Đặc biệt, nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Người coi việc giáo dục, rèn luyện cán bộ nói chung, giáo dục đạo đức cách mạng nói riêng là nhiệm vụ sống còn. Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên tập trung ở 5 phẩm chất là nhân - nghĩa - trí - dũng - liêm. Bởi “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Có thể nói, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là con người - đội ngũ cán bộ với tâm, tầm, trí tuệ và đạo đức; cùng với hệ thống pháp luật của Nhà nước đang từng bước được hoàn thiện, nhất là pháp luật về cán bộ, công chức, sẽ là yếu tố then chốt để đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, từ năm 2012 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTNTC. Trong đó, nhiều chủ trương, quy định mạnh mẽ, quyết liệt, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao, triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến rõ rệt. Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục được một bước những sơ hở, bất cập làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Soi vào thực tiễn
Nắm vững vai trò, ý nghĩa của khâu then chốt xây dựng Đảng trong đấu tranh PCTNTC, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trên cả 5 trụ cột. Trong công tác chính trị, tư tưởng, Tỉnh ủy Thanh Hóa và các cấp ủy đảng đã chủ động, kịp thời tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức hội nghị chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuyên truyền sâu rộng các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng cường. Tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh ổn định, chấp hành sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
Toàn tỉnh hiện có 78.642 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có 596 cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, 7.302 cán bộ diện Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện và tập thể lãnh đạo ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quản lý. Lực lượng cán bộ nòng cốt, quan trọng này đang đóng vai trò quyết định đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chính vì lẽ đó, công tác tổ chức cán bộ được đặc biệt coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, đến bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, đánh giá cán bộ và điều động, luân chuyển cán bộ, được Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định là hai khâu đột phá trong công tác cán bộ. Nhờ đánh giá đúng cán bộ đã tạo cơ sở để bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người. Từ đó, nâng cao kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời, kịp thời phát hiện, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo và sàng lọc cán bộ yếu kém, đưa ra khỏi quy hoạch. Cùng với đó, việc triển khai đồng bộ, mạnh mẽ công tác điều động, luân chuyển đội ngũ cán bộ, đã góp phần chống chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, bước đầu đã tạo sự “đột phá” quan trọng, từng bước xóa bỏ tư tưởng cục bộ, khép kín địa phương, tư tưởng hẹp hòi, ích kỷ đối với cán bộ được luân chuyển.
Để tạo “thanh bảo kiếm” cho công tác PCTNTC, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Theo đó, từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp ủy, tổ chức đảng đã kiểm tra 761 tổ chức đảng và 1.947 đảng viên; giám sát 889 tổ chức đảng và 2.744 đảng viên. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 12 tổ chức đảng và 338 đảng viên (có 114 cấp ủy viên); kết luận 7 tổ chức đảng và 309 đảng viên có vi phạm. Trên cơ sở đó, cấp có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 4 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật 385 đảng viên (khiển trách 266, cảnh cáo 50, cách chức 3, khai trừ 66).
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Công tác cán bộ như chăm sóc vườn cây quý; nhưng đồng thời phải kiên quyết diệt sâu”, bởi giết một con sâu để bảo vệ một rừng gỗ quý là việc cần thiết. Do đó, cùng với kiểm tra, giám sát, công tác nội chính và PCTNTC cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, định hướng, nhất là trong xử lý cán bộ sai phạm. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương tập trung giải quyết 18 vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự; đẩy nhanh tiến độ kết luận, khởi tố, điều tra và xử lý các vụ việc, vụ án vướng mắc, kéo dài; thực hiện hiệu quả công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo... Từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành 348 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, phát hiện sai phạm 31,4 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 23,5 tỷ đồng, xử lý khác 7,9 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra 15 vụ, 45 bị can phạm tội về tham nhũng, chức vụ...
Có thể nói, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, thật sự vững mạnh là để mỗi cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn, đoàn kết hơn, gắn bó mật thiết với Nhân dân hơn... Để rồi, từ những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng nói chung, PCTNTC nói riêng, đã và đang góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hóa phát triển. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ và chính quyền các cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
ĐÒN BẨY THÚC ĐẨY PHẨM CHẤT “DÁM NGHĨ”, “DÁM LÀM”
07/11/2024 16:53:53 -
QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/HU NGÀY 17/9/2024 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN
07/11/2024 16:53:53 -
ĐẢNG BỘ XÃ TRƯỜNG XUÂN QUAN TÂM CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
31/10/2024 09:50:04 -
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN HẢI, UỶ VIÊN BTV HUYỆN UỶ, PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN THỌ XUÂN LÀM VIỆC VỚI ĐẢNG ỦY XÃ TRƯỜNG XUÂN VỀ TÌNH HÌNH CƠ SỞ
28/10/2024 08:53:04
TRỊ TẬN GỐC “CĂN BỆNH” THAM NHŨNG, TIÊU CỰC (BÀI 1): NẮM VỮNG KHÂU THEN CHỐT
- “Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) là phòng ngừa từ xa, từ sớm, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực” - Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị gặp mặt các đồng chí cán bộ được điều động, luân chuyển thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Ảnh: Khôi Nguyên
Vấn đề căn cơ
Trong toàn bộ di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Người nhấn mạnh, phải hết sức coi trọng và thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân”. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang trở thành quan trọng và cấp bách, nhất là khi tham nhũng, tiêu cực đang trở thành một nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, thì lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo xây dựng Đảng trở nên thật trong sạch, vững mạnh vẫn vẹn nguyên giá trị.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao xây dựng, chỉnh đốn Đảng lại là cơ sở, là nền tảng để trị tận gốc “căn bệnh” tham nhũng, tiêu cực? Điều này đã được Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lý giải, là bởi “vấn đề căn cơ trong đấu tranh PCTNTC là phòng ngừa từ xa, từ sớm mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên”. Bởi, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức chính là cái gốc của tham nhũng, tiêu cực. Cụ thể hơn, thì căn nguyên của nạn tham nhũng, tiêu cực là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình; chưa quyết tâm và có biện pháp chỉ đạo đủ mạnh, còn thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Đồng thời, không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa gương mẫu, mất đoàn kết nội bộ, chưa thẳng thắn đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thậm chí còn cục bộ, lợi ích nhóm, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của Nhân dân.
Cùng với đó, một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc tính chất nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình quản lý. Cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Luật pháp, cơ chế, chính sách còn nhiều kẽ hở, dễ để bị lợi dụng. Việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng nói riêng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm. Tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn, phương tiện, điều kiện làm việc của các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng vẫn còn hạn chế, bất cập. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; thậm chí có trường hợp còn sa vào suy thoái, mắc vào tiêu cực, tay đã nhúng chàm, không dám đấu tranh hoặc tiếp tục tiếp tay cho tham nhũng...
Chính vì vậy, phải xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về quản lý kinh tế - xã hội và về PCTNTC, nhằm bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cần phải được tiến hành toàn diện trên 5 trụ cột gồm chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, xây dựng Đảng về chính trị như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt”, là nền tảng tư tưởng và “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của mình. Xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể đưa một đảng cách mạng đến thành công. Đồng thời, lập trường kiên định của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn, thì đòi hỏi cán bộ, đảng viên - trong mọi giai đoạn cách mạng, mọi hoàn cảnh dù khó khăn đến mấy - phải luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Cùng với đó, xây dựng Đảng về tổ chức theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân lao động làm chủ. Nếu suy yếu một bộ phận nào trong toàn bộ hệ thống tổ chức thì cũng dẫn đến làm yếu toàn bố hệ thống.
Đặc biệt, nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Người coi việc giáo dục, rèn luyện cán bộ nói chung, giáo dục đạo đức cách mạng nói riêng là nhiệm vụ sống còn. Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên tập trung ở 5 phẩm chất là nhân - nghĩa - trí - dũng - liêm. Bởi “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Có thể nói, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là con người - đội ngũ cán bộ với tâm, tầm, trí tuệ và đạo đức; cùng với hệ thống pháp luật của Nhà nước đang từng bước được hoàn thiện, nhất là pháp luật về cán bộ, công chức, sẽ là yếu tố then chốt để đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, từ năm 2012 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTNTC. Trong đó, nhiều chủ trương, quy định mạnh mẽ, quyết liệt, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao, triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến rõ rệt. Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục được một bước những sơ hở, bất cập làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Soi vào thực tiễn
Nắm vững vai trò, ý nghĩa của khâu then chốt xây dựng Đảng trong đấu tranh PCTNTC, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trên cả 5 trụ cột. Trong công tác chính trị, tư tưởng, Tỉnh ủy Thanh Hóa và các cấp ủy đảng đã chủ động, kịp thời tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức hội nghị chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuyên truyền sâu rộng các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng cường. Tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh ổn định, chấp hành sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
Toàn tỉnh hiện có 78.642 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có 596 cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, 7.302 cán bộ diện Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện và tập thể lãnh đạo ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quản lý. Lực lượng cán bộ nòng cốt, quan trọng này đang đóng vai trò quyết định đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chính vì lẽ đó, công tác tổ chức cán bộ được đặc biệt coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, đến bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, đánh giá cán bộ và điều động, luân chuyển cán bộ, được Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định là hai khâu đột phá trong công tác cán bộ. Nhờ đánh giá đúng cán bộ đã tạo cơ sở để bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người. Từ đó, nâng cao kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời, kịp thời phát hiện, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo và sàng lọc cán bộ yếu kém, đưa ra khỏi quy hoạch. Cùng với đó, việc triển khai đồng bộ, mạnh mẽ công tác điều động, luân chuyển đội ngũ cán bộ, đã góp phần chống chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, bước đầu đã tạo sự “đột phá” quan trọng, từng bước xóa bỏ tư tưởng cục bộ, khép kín địa phương, tư tưởng hẹp hòi, ích kỷ đối với cán bộ được luân chuyển.
Để tạo “thanh bảo kiếm” cho công tác PCTNTC, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Theo đó, từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp ủy, tổ chức đảng đã kiểm tra 761 tổ chức đảng và 1.947 đảng viên; giám sát 889 tổ chức đảng và 2.744 đảng viên. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 12 tổ chức đảng và 338 đảng viên (có 114 cấp ủy viên); kết luận 7 tổ chức đảng và 309 đảng viên có vi phạm. Trên cơ sở đó, cấp có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 4 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật 385 đảng viên (khiển trách 266, cảnh cáo 50, cách chức 3, khai trừ 66).
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Công tác cán bộ như chăm sóc vườn cây quý; nhưng đồng thời phải kiên quyết diệt sâu”, bởi giết một con sâu để bảo vệ một rừng gỗ quý là việc cần thiết. Do đó, cùng với kiểm tra, giám sát, công tác nội chính và PCTNTC cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, định hướng, nhất là trong xử lý cán bộ sai phạm. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương tập trung giải quyết 18 vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự; đẩy nhanh tiến độ kết luận, khởi tố, điều tra và xử lý các vụ việc, vụ án vướng mắc, kéo dài; thực hiện hiệu quả công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo... Từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành 348 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, phát hiện sai phạm 31,4 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 23,5 tỷ đồng, xử lý khác 7,9 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra 15 vụ, 45 bị can phạm tội về tham nhũng, chức vụ...
Có thể nói, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, thật sự vững mạnh là để mỗi cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn, đoàn kết hơn, gắn bó mật thiết với Nhân dân hơn... Để rồi, từ những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng nói chung, PCTNTC nói riêng, đã và đang góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hóa phát triển. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ và chính quyền các cấp.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn