Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174989

Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số năm 2023

Ngày 13/03/2023 15:49:26

 Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số năm 2023
Thực hiện kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 18/11/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2023. Thực hiện kế hoạch hành động số 35-KH/ĐU, ngày 15/3/2022 của Đảng ủy xã Trường Xuân về Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND xã Trường Xuân xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã cụ thể như sau:

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra trong Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn.
           -    Người đứng đầu cấp y đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể phải coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị cả trước mắt và lâu dài; phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, sâu sát, cụ thể, kiên trì, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuyển đổi số vì sự phát triển của cơ quan, đơn vị địa phương.

- Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành; các nội dung của Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các bộ phận liên quan, đảm bảo về thời gian, lộ trình thực hiện.

            II. MỤC TIÊU

            1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của huyện; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

            2. Mục tiêu cụ thể

            2.1. Mục tiêu về phát triển Chính quyền số

            - 100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

            - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

            - Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

            -  Xã có tối thiểu một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân.

            - Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

            - Duy trì phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết)  phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

            - Triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng CNTT theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông.

            - Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của cấp xã như: quản lý tài sản, tài chính - kế toán, nhân lực, nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

2.2. Mục tiêu về phát triển Kinh tế số:

-   Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến, tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số.

- Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

- Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

2.3. Mục tiêu phát triển Xã hội số:

-   Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

- Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

            III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

            1. Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số

            1.1. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số

- Tổ chức các Hội nghị, tập huấn, các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho CBCC trong cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn xã.

            - Tuyên truyền, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trên hệ thống Đài
truyền thanh, trên Trang thông tin điện tử của xã.

            1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản

            - Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh và của ngành theo lĩnh vực. Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện theo đúng hướng dẫn, tổng hợp đầy đủ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp điều kiện thuận lợi từ quá trình chuyển đổi số.

            1.3. Phát triển hạ tầng số

            - Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng
băng rộng chất lượng cao trên địa bàn xã, phát triển hạ tầng mạng 5G; phổ cập
thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình…

            - Thực hiện chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, Internet
trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn ứng dụng địa chỉ giao thức
Internet thế hệ mới (IPv6) theo lộ trình của tỉnh; đảm bảo dịch vụ trực tuyến tại
các cơ quan nhà nước, trang thông tin điện tử của xã sử dụng tên miền quốc gia (.vn). Nâng cấp mạng LAN, máy tính, thiết bị CNTT đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn về hạ tầng.
            1.4. Phát triển nền tảng số

            Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực thương mại điện tử như: Nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng số; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các hệ thống này trên địa bàn xã.

1.5. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng

- Định kỳ hàng năm, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

            - Đảm bảo tối thiểu 10% tổng kinh phí triển khai các dự án về CNTT, đặc
biệt là công tác đảm bảo an toàn thông tin, đáp ứng các quy định về an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ.

2. Xây dựng Chính quyền số

- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường
mạng; gửi, nhận văn bản điện tử, ký số văn bản trong các cơ quan nhà nước theo quy định.

- Triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển Chính quyền
điện tử và các dịch vụ liên quan. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu
dùng chung, chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển. Xây dựng dữ liệu trong các cơ quan nhà nước, kết nối,
chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa
phương, khai thác, sử dụng hiệu quả.

- Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả
giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức; đào tạo kỹ năng về chuyển đổi
số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; ứng dụng công nghệ số, quản lý điều hành hoạt động trong cơ quan nhà nước.

 
 

 

 
 

 

 

3.  Phát triển kinh tế số

3.1. Phổ biến kiến thức về chuyển đổi sang kinh tế số cho doanh nghiệp
            Thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế
số; tính cấp thiết của chuyển đổi số; xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế
số.

3.2. Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử

- Tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh
nghiệp sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tạo thành các chuỗi liên kết từ
sản xuất đến tiêu dùng.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng ứng dụng thương
mại điện tử cho các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn xã.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn
giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa (
https://nongsanantoanthanhhoa.vn).

3.3. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác
xã, các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp sản
phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.

- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường
ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo các mô hình sản xuất mới
phù hợp, hiệu quả.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá lại phương thức sản xuất, kinh doanh,
đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để chuyển đổi sang
phương thức sản xuất kinh doanh mới hiệu quả.

4. Phát triển xã hội số

- Triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng lãnh
đạo, quản lý chuyển đổi số cho lãnh đạo xã; chương trình chuyển đổi số
cho cán bộ, công chức, trên địa bàn xã, làm lực lượng nòng cốt để lan tỏa, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.

            - Cung cấp các giải pháp học trực tuyến cho người dân, nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số.

5. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

Tập trung, ưu tiên việc chuyển đổi sang nền tảng số theo lộ trình đối với
một số lĩnh vực trọng tâm, gồm: Y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, giao
thông, tài nguyên môi trường, tài chính - ngân hàng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số,
cơ sở dữ liệu, đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Công chức Văn hóa - Xã hội:

- Chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực
hiện báo cáo Chủ tịch UBND xã, Phòng VH - Thông tin theo quy định.

- Đấu mối với phòng Văn hoá, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, các doanh
nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã; tham mưu cử
cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyển
đổi số do Phòng; Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

- Thường xuyên rà soát, tổng hợp ý kiến trong quá trình thực hiện, kịp
thời tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách; triển
khai các hệ thống nền tảng xây dựng Chính quyền số, các dịch vụ xây dựng
chính quyền số liên quan, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, bảo đảm an toàn, an
ninh mạng.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ mà chính quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn người dân truy cập Internet và khai thác thông tin tại điểm bưu điện văn hóa,…).

Hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.

2. Công chức Văn phòng – Thống kê

- Chủ trì, phối hợp với Công chức VH - XH thực hiện các nhiệm vụ chyển đổi số xã Trường Xuân; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, số hóa kết quả giải quyết TTHC, tăng cường tiếp nhận, trả kết quả dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

- Ghi chép biên bản, tổng hợp số lượng, Biên bản các hội nghị, hội thảo trực tiếp, trực tuyến liên quan đến các nhiệm vụ chuyển đổi số. 

3. Công chức Địa chính - Nông nghiệp:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm trên môi trường mạng, qua các sàn thương mại điện tử, phần mềm kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh.

- Hướng dẫn, tập huấn cho người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

- Thí điểm triển khai các công nghệ về truy xuất nguồn gốc, gắn với các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi của người dân và các sản phẩm OCOP.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho người dân giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường mạng.

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

4. Công chức Tài chính - Kế toán:

- Chủ trì, phối hợp với Công chức VH - XH, công chức VP – TK tham mưu cho UBND xã bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

5. Công chức Tư pháp – Hộ tịch

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 để tạo thành thói quen và người dân thấy được lợi ích của sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

- Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo đúng quy định.

 - Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

6. Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng QS xã

- Vận hành, giám sát hệ thống camera giám sát, theo dõi và phát hiện tại các điểm quan trọng trên địa bànđể phục vụ theo dõi giám sát tình hình ANTT – ATGT trên địa bàn xã. Thiết lập các kênh thông tin, mạng xã hội để người dân phản ánh, kiến nghị các trường hợp khẩn cấp, vi phạm an ninh, trật tự tại địa phương

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

7. Các ban, ngành, đoàn thể trong xã

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và nhân dân về chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ trong chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...

- Thường xuyên đưa các thông tin về chuyển đổi số vào các hội nghị, hội thảo, tập huấn của Hội, để  đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao kiến thức về chuyển đổi số.

8. Tổ công nghệ số cộng đồng thôn

- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp quảng bá, xây dựng thương hiệu và hình ảnh cho các sản phẩm nông sản, dịch vụ du lịch của địa phương trên môi trường mạng.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; quảng bá, bán sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử; đăng ký, sử dụng tài khoản điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp;...

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số của địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số xã Trường Xuân năm 2023. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các tập thể, cá nhân và các bộ phận có liên quan nghiêm túc thực hiện kế hoạch này./.



Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số năm 2023

Đăng lúc: 13/03/2023 15:49:26 (GMT+7)

 Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số năm 2023
Thực hiện kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 18/11/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2023. Thực hiện kế hoạch hành động số 35-KH/ĐU, ngày 15/3/2022 của Đảng ủy xã Trường Xuân về Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND xã Trường Xuân xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã cụ thể như sau:

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra trong Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn.
           -    Người đứng đầu cấp y đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể phải coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị cả trước mắt và lâu dài; phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, sâu sát, cụ thể, kiên trì, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuyển đổi số vì sự phát triển của cơ quan, đơn vị địa phương.

- Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành; các nội dung của Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các bộ phận liên quan, đảm bảo về thời gian, lộ trình thực hiện.

            II. MỤC TIÊU

            1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của huyện; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

            2. Mục tiêu cụ thể

            2.1. Mục tiêu về phát triển Chính quyền số

            - 100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

            - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

            - Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

            -  Xã có tối thiểu một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân.

            - Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

            - Duy trì phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết)  phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

            - Triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng CNTT theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông.

            - Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của cấp xã như: quản lý tài sản, tài chính - kế toán, nhân lực, nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

2.2. Mục tiêu về phát triển Kinh tế số:

-   Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến, tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số.

- Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

- Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

2.3. Mục tiêu phát triển Xã hội số:

-   Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

- Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

            III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

            1. Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số

            1.1. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số

- Tổ chức các Hội nghị, tập huấn, các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho CBCC trong cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn xã.

            - Tuyên truyền, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trên hệ thống Đài
truyền thanh, trên Trang thông tin điện tử của xã.

            1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản

            - Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh và của ngành theo lĩnh vực. Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện theo đúng hướng dẫn, tổng hợp đầy đủ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp điều kiện thuận lợi từ quá trình chuyển đổi số.

            1.3. Phát triển hạ tầng số

            - Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng
băng rộng chất lượng cao trên địa bàn xã, phát triển hạ tầng mạng 5G; phổ cập
thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình…

            - Thực hiện chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, Internet
trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn ứng dụng địa chỉ giao thức
Internet thế hệ mới (IPv6) theo lộ trình của tỉnh; đảm bảo dịch vụ trực tuyến tại
các cơ quan nhà nước, trang thông tin điện tử của xã sử dụng tên miền quốc gia (.vn). Nâng cấp mạng LAN, máy tính, thiết bị CNTT đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn về hạ tầng.
            1.4. Phát triển nền tảng số

            Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực thương mại điện tử như: Nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng số; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các hệ thống này trên địa bàn xã.

1.5. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng

- Định kỳ hàng năm, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

            - Đảm bảo tối thiểu 10% tổng kinh phí triển khai các dự án về CNTT, đặc
biệt là công tác đảm bảo an toàn thông tin, đáp ứng các quy định về an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ.

2. Xây dựng Chính quyền số

- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường
mạng; gửi, nhận văn bản điện tử, ký số văn bản trong các cơ quan nhà nước theo quy định.

- Triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển Chính quyền
điện tử và các dịch vụ liên quan. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu
dùng chung, chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển. Xây dựng dữ liệu trong các cơ quan nhà nước, kết nối,
chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa
phương, khai thác, sử dụng hiệu quả.

- Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả
giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức; đào tạo kỹ năng về chuyển đổi
số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; ứng dụng công nghệ số, quản lý điều hành hoạt động trong cơ quan nhà nước.

 
 

 

 
 

 

 

3.  Phát triển kinh tế số

3.1. Phổ biến kiến thức về chuyển đổi sang kinh tế số cho doanh nghiệp
            Thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế
số; tính cấp thiết của chuyển đổi số; xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế
số.

3.2. Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử

- Tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh
nghiệp sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tạo thành các chuỗi liên kết từ
sản xuất đến tiêu dùng.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng ứng dụng thương
mại điện tử cho các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn xã.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn
giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa (
https://nongsanantoanthanhhoa.vn).

3.3. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác
xã, các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp sản
phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.

- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường
ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo các mô hình sản xuất mới
phù hợp, hiệu quả.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá lại phương thức sản xuất, kinh doanh,
đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để chuyển đổi sang
phương thức sản xuất kinh doanh mới hiệu quả.

4. Phát triển xã hội số

- Triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng lãnh
đạo, quản lý chuyển đổi số cho lãnh đạo xã; chương trình chuyển đổi số
cho cán bộ, công chức, trên địa bàn xã, làm lực lượng nòng cốt để lan tỏa, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã.

            - Cung cấp các giải pháp học trực tuyến cho người dân, nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số.

5. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

Tập trung, ưu tiên việc chuyển đổi sang nền tảng số theo lộ trình đối với
một số lĩnh vực trọng tâm, gồm: Y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, giao
thông, tài nguyên môi trường, tài chính - ngân hàng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số,
cơ sở dữ liệu, đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Công chức Văn hóa - Xã hội:

- Chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực
hiện báo cáo Chủ tịch UBND xã, Phòng VH - Thông tin theo quy định.

- Đấu mối với phòng Văn hoá, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, các doanh
nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã; tham mưu cử
cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyển
đổi số do Phòng; Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

- Thường xuyên rà soát, tổng hợp ý kiến trong quá trình thực hiện, kịp
thời tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách; triển
khai các hệ thống nền tảng xây dựng Chính quyền số, các dịch vụ xây dựng
chính quyền số liên quan, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, bảo đảm an toàn, an
ninh mạng.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ mà chính quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn người dân truy cập Internet và khai thác thông tin tại điểm bưu điện văn hóa,…).

Hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.

2. Công chức Văn phòng – Thống kê

- Chủ trì, phối hợp với Công chức VH - XH thực hiện các nhiệm vụ chyển đổi số xã Trường Xuân; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, số hóa kết quả giải quyết TTHC, tăng cường tiếp nhận, trả kết quả dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

- Ghi chép biên bản, tổng hợp số lượng, Biên bản các hội nghị, hội thảo trực tiếp, trực tuyến liên quan đến các nhiệm vụ chuyển đổi số. 

3. Công chức Địa chính - Nông nghiệp:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm trên môi trường mạng, qua các sàn thương mại điện tử, phần mềm kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh.

- Hướng dẫn, tập huấn cho người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

- Thí điểm triển khai các công nghệ về truy xuất nguồn gốc, gắn với các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi của người dân và các sản phẩm OCOP.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho người dân giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường mạng.

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

4. Công chức Tài chính - Kế toán:

- Chủ trì, phối hợp với Công chức VH - XH, công chức VP – TK tham mưu cho UBND xã bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

5. Công chức Tư pháp – Hộ tịch

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 để tạo thành thói quen và người dân thấy được lợi ích của sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

- Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo đúng quy định.

 - Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

6. Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng QS xã

- Vận hành, giám sát hệ thống camera giám sát, theo dõi và phát hiện tại các điểm quan trọng trên địa bànđể phục vụ theo dõi giám sát tình hình ANTT – ATGT trên địa bàn xã. Thiết lập các kênh thông tin, mạng xã hội để người dân phản ánh, kiến nghị các trường hợp khẩn cấp, vi phạm an ninh, trật tự tại địa phương

- Chịu trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các CBCC, các bộ phận có liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số đã được phân công.

7. Các ban, ngành, đoàn thể trong xã

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và nhân dân về chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ trong chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...

- Thường xuyên đưa các thông tin về chuyển đổi số vào các hội nghị, hội thảo, tập huấn của Hội, để  đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao kiến thức về chuyển đổi số.

8. Tổ công nghệ số cộng đồng thôn

- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp quảng bá, xây dựng thương hiệu và hình ảnh cho các sản phẩm nông sản, dịch vụ du lịch của địa phương trên môi trường mạng.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; quảng bá, bán sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử; đăng ký, sử dụng tài khoản điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp;...

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số của địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số xã Trường Xuân năm 2023. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các tập thể, cá nhân và các bộ phận có liên quan nghiêm túc thực hiện kế hoạch này./.



THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn