Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174989

Vì sức khỏe bản thân, cộng đồng hãy thận trọng và an toàn thực phẩm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Ngày 26/04/2024 14:55:04

 Vì sức khỏe bản thân, cộng đồng hãy thận trọng và an toàn thực phẩm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

- Những tác động tiêu cực của thuốc BVTV:
           Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên bà con nông dân chúng ta hay dùng. Song, thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều tác hại, đó là:

Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn nấp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.

Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số bà con nông dân chúng ta không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc không cẩn thận, không an toàn nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc.

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.

Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu bà con thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc, chính vì vậy nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi.

 Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.

Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người chúng ta. Do vậy bà con cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và tuân thủ triệt để quy định kỹ thuật về sử dụng thuốc”. Thực tế thời gian qua cho chúng ta thấy nguyên nhân của những tác hại thuốc BVTV phần lớn là do khâu sử dụng không đúng, không tuân thủ các quy định và hướng dẫn kỹ thuật như không điều tra sâu bệnh chính xác, mức độ phá hại của sâu bệnh chưa đến ngưỡng phải phun, cũng phun tràn lan, sử dụng không đúng chủng loại thuốc, nồng độ liều lượng, không chú ý bảo hộ lao động…
               2. An toàn thực phẩm trong chăn nuôi:

          Những tác động nghuy hiểm của chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là trong nuôi lợn. Để heo nhanh lớn, siêu nạc, dễ bán, một số người chăn nuôi thường dùng các chất Clenbuterol và salbutamol. Hai chất này thuộc nhóm beta agonist có tác dụng làm giãn phế quản, được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở người. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc, khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, và nếu không bán nhanh thì heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.

Clenbuterol là chất độc chất giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Clenbuterol trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Việc chúng ta ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Đối với gia súc như lợn, con vật khi ăn phải chất này chỉ có thể tồn tại được quá nửa tháng là phải giết mổ.

Nếu lợn được kích nạc bằng Salbutamol thì cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc, nổi rõ. Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn. Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.

Nếu người tiêu dùng chúng ta ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa… và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

Đặc điểm rõ nhất khi dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc, đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg...

Đặc điểm thịt heo siêu nạc: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục, heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm (heo bình thường dày từ 1 đến 1,5 cm), thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon. Loại thịt lợn ăn “bột siêu nạc” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.

CÁCH NHẬN BIẾT THỊT HEO CHỨA CHẤT CẤM

Chất cấm khi vào cơ thể vật nuôi khiến sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA (Deoxyribonucleic acid, là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền) trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô và nghèo chất béo, mất đi sự mềm mại, mất vị béo của thịt. Các loại thực phẩm như giò, chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến thường bị cứng mà không cần đến đến hàn the. những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay là những hợp chất có nguồn gốc tổng hợp, nên đều có khả năng tồn dư trong thịt, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng… Trước tình trạng heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm này. Tuy nhiên loại thực phẩm này được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người tiêu dùng cần phân biệt thịt heo chứa chất cấm và thịt heo giống siêu nạc để có thể chọn được loại thực phẩm an toàn để đảm bảo cho sức khỏe gia đình dựa vào những đặc điểm sau:

- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường heo siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5 - 2cm.

- Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất thuộc nhóm β- agonist thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng và có những quầng đỏ thâm dưới da.

- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn, khi dùng tay ấn vào miếng thịt và lấy ra thì miếng thịt không trở về hình dạng ban đầu chứng tỏ thịt heo này có độ đàn hồi kém.

- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc có sử dụng hóa chất.

- Trong khi đó, thịt heo giống siêu nạc nuôi theo kỹ thuật thông thường sẽ có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước.

- Những con heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen. Đây là biểu hiện của vật nuôi bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da, hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ.

 3. Những tác động của chất thải, rác thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường

Những năm gần đây, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường nông thôn...

Hiện rất nhiều địa phương trong tỉnh, mà nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon, xác động vật chết, đường thôn, ấp, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa phát triển đúng mức. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong.

Song song đó, vấn đề mất vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay một phần do lượng lớn rác thải các chợ vùng nông thôn cũng là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân huỷ tự nhiên, nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi trường chung của địa phương. Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ. Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng.

         

Kính thưa toàn thể nhân dân!

          Hiện nay, trên địa bàn xã Trường Xuân chúng ta chưa phát hiện sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đa số hộ dân đã ký cam kết với xã đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm, vệ sinh môi trường trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh buôn bán  .

Song, về vệ sinh môi trường vẫn còn có hiện tượng người dân đổ rác, vứt rác, để rác, để các loại cây ớt, cây ngô, xây hố phân, để phân; đổ, để các loại vật liệu xây dựng như gạch, đá, cát ngoài đường, lề đường gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và an toàn giao thông...

          Đặc biệt là các bao rác, túi rác để trước ngõ, trước nhà rất mất mỹ quan, đặc biệt hơn nữa tình trạng gia súc chết đem vứt xuống bãi, ra đồng mà không xử lý chôn, lấp vẫn còn. Trong thời gian qua xã đã có nhiều thông báo nghiêm cấm và kêu gọi nhân dân thực hiện cũng như phát giác, báo để xã biết và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm đặc biệt là vứt xác động vật chết nhưng vẫn chưa bắt được trường hợp nào.

          UBND xã Trường Xuân kêu gọi mọi người, mọi nhà hãy nâng cao ý thức, giữ gìn vệ sinh môi trường chung và nghiêm túc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng ngõ xóm thường xuyên sạch sẽ từ trong nhà ra ngoài đường; Không thải chất thải chưa qua xử lý đặc biệt là các loại phân lợn, phân vịt, phân gà chưa qua hầm bioga ra rỏng thoát nước; không để rác, đổ rác, vứt rác, không đổ phân, để phân, đánh đống phân, không để các loại cây, không đổ, để các loại vật liệu xây dựng, các dụng cụ bán hàng vân vân ra ngài đường, lề đường. Không được dắt, chăn thả trâu bò ở các khu nghĩa trang, cũng như để các loại cây, các loại vật liệu ở khu nghĩa trang.

          Đặc biệt là việc vứt các loại động vật chết mà không chôn lấp, xử lý ra môi trường. 

                                                                                                    Đài truyền thanh Trường Xuân



Vì sức khỏe bản thân, cộng đồng hãy thận trọng và an toàn thực phẩm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Đăng lúc: 26/04/2024 14:55:04 (GMT+7)

 Vì sức khỏe bản thân, cộng đồng hãy thận trọng và an toàn thực phẩm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

- Những tác động tiêu cực của thuốc BVTV:
           Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên bà con nông dân chúng ta hay dùng. Song, thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều tác hại, đó là:

Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn nấp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.

Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số bà con nông dân chúng ta không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc không cẩn thận, không an toàn nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc.

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.

Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu bà con thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc, chính vì vậy nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi.

 Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.

Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người chúng ta. Do vậy bà con cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và tuân thủ triệt để quy định kỹ thuật về sử dụng thuốc”. Thực tế thời gian qua cho chúng ta thấy nguyên nhân của những tác hại thuốc BVTV phần lớn là do khâu sử dụng không đúng, không tuân thủ các quy định và hướng dẫn kỹ thuật như không điều tra sâu bệnh chính xác, mức độ phá hại của sâu bệnh chưa đến ngưỡng phải phun, cũng phun tràn lan, sử dụng không đúng chủng loại thuốc, nồng độ liều lượng, không chú ý bảo hộ lao động…
               2. An toàn thực phẩm trong chăn nuôi:

          Những tác động nghuy hiểm của chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là trong nuôi lợn. Để heo nhanh lớn, siêu nạc, dễ bán, một số người chăn nuôi thường dùng các chất Clenbuterol và salbutamol. Hai chất này thuộc nhóm beta agonist có tác dụng làm giãn phế quản, được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở người. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc, khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, và nếu không bán nhanh thì heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.

Clenbuterol là chất độc chất giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Clenbuterol trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Việc chúng ta ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Đối với gia súc như lợn, con vật khi ăn phải chất này chỉ có thể tồn tại được quá nửa tháng là phải giết mổ.

Nếu lợn được kích nạc bằng Salbutamol thì cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc, nổi rõ. Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn. Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.

Nếu người tiêu dùng chúng ta ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa… và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

Đặc điểm rõ nhất khi dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc, đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg...

Đặc điểm thịt heo siêu nạc: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục, heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm (heo bình thường dày từ 1 đến 1,5 cm), thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon. Loại thịt lợn ăn “bột siêu nạc” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.

CÁCH NHẬN BIẾT THỊT HEO CHỨA CHẤT CẤM

Chất cấm khi vào cơ thể vật nuôi khiến sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA (Deoxyribonucleic acid, là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền) trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô và nghèo chất béo, mất đi sự mềm mại, mất vị béo của thịt. Các loại thực phẩm như giò, chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến thường bị cứng mà không cần đến đến hàn the. những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay là những hợp chất có nguồn gốc tổng hợp, nên đều có khả năng tồn dư trong thịt, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng… Trước tình trạng heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm này. Tuy nhiên loại thực phẩm này được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người tiêu dùng cần phân biệt thịt heo chứa chất cấm và thịt heo giống siêu nạc để có thể chọn được loại thực phẩm an toàn để đảm bảo cho sức khỏe gia đình dựa vào những đặc điểm sau:

- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường heo siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5 - 2cm.

- Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất thuộc nhóm β- agonist thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng và có những quầng đỏ thâm dưới da.

- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn, khi dùng tay ấn vào miếng thịt và lấy ra thì miếng thịt không trở về hình dạng ban đầu chứng tỏ thịt heo này có độ đàn hồi kém.

- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc có sử dụng hóa chất.

- Trong khi đó, thịt heo giống siêu nạc nuôi theo kỹ thuật thông thường sẽ có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước.

- Những con heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen. Đây là biểu hiện của vật nuôi bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da, hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ.

 3. Những tác động của chất thải, rác thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường

Những năm gần đây, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường nông thôn...

Hiện rất nhiều địa phương trong tỉnh, mà nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon, xác động vật chết, đường thôn, ấp, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa phát triển đúng mức. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong.

Song song đó, vấn đề mất vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay một phần do lượng lớn rác thải các chợ vùng nông thôn cũng là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân huỷ tự nhiên, nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi trường chung của địa phương. Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ. Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng.

         

Kính thưa toàn thể nhân dân!

          Hiện nay, trên địa bàn xã Trường Xuân chúng ta chưa phát hiện sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đa số hộ dân đã ký cam kết với xã đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm, vệ sinh môi trường trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh buôn bán  .

Song, về vệ sinh môi trường vẫn còn có hiện tượng người dân đổ rác, vứt rác, để rác, để các loại cây ớt, cây ngô, xây hố phân, để phân; đổ, để các loại vật liệu xây dựng như gạch, đá, cát ngoài đường, lề đường gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và an toàn giao thông...

          Đặc biệt là các bao rác, túi rác để trước ngõ, trước nhà rất mất mỹ quan, đặc biệt hơn nữa tình trạng gia súc chết đem vứt xuống bãi, ra đồng mà không xử lý chôn, lấp vẫn còn. Trong thời gian qua xã đã có nhiều thông báo nghiêm cấm và kêu gọi nhân dân thực hiện cũng như phát giác, báo để xã biết và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm đặc biệt là vứt xác động vật chết nhưng vẫn chưa bắt được trường hợp nào.

          UBND xã Trường Xuân kêu gọi mọi người, mọi nhà hãy nâng cao ý thức, giữ gìn vệ sinh môi trường chung và nghiêm túc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng ngõ xóm thường xuyên sạch sẽ từ trong nhà ra ngoài đường; Không thải chất thải chưa qua xử lý đặc biệt là các loại phân lợn, phân vịt, phân gà chưa qua hầm bioga ra rỏng thoát nước; không để rác, đổ rác, vứt rác, không đổ phân, để phân, đánh đống phân, không để các loại cây, không đổ, để các loại vật liệu xây dựng, các dụng cụ bán hàng vân vân ra ngài đường, lề đường. Không được dắt, chăn thả trâu bò ở các khu nghĩa trang, cũng như để các loại cây, các loại vật liệu ở khu nghĩa trang.

          Đặc biệt là việc vứt các loại động vật chết mà không chôn lấp, xử lý ra môi trường. 

                                                                                                    Đài truyền thanh Trường Xuân



THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn