Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174989

LỄ HỘI CÓ THỂ LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH?

Ngày 01/04/2024 08:58:44

 

LỄ HỘI CÓ THỂ LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH?

Đăng lúc: 31/03/2024 (GMT+7)
 
 
100%
 

- Có sẵn tiềm năng nhưng phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đó là hành trình dài, cần có sự vào cuộc của cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến mỗi người dân.

 177d4200915t17473l0.jpg

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, Thọ Xuân) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã khẳng định vị thế, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của di sản trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước.

      Nằm ở trung tâm khu vực châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt. Hiện trên địa bàn có 6 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, gắn liền với 24 lễ hội, lễ tục truyền thống còn được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng.

      Khẳng định về sự quan tâm của chính quyền với các di sản, ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, cách mạng, đồng thời sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân đã không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cùng với ngân sách huyện, tỉnh tập trung xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích. Ông cũng nhấn mạnh: Để vừa bảo tồn các giá trị văn hóa lễ hội vừa gắn với phát triển du lịch, Thọ Xuân đã tăng cường quảng bá, tổ chức các hoạt động mang tính thu hút để du khách trong và ngoài tỉnh đến với di tích, tham gia các hoạt động của lễ hội và giới thiệu sản phẩm đặc sắc của địa phương.

       Trong 2 năm 2022-2023, toàn huyện Thọ Xuân có 18 di tích được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp, với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Cùng với đó huyện đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử, di sản văn hóa; hình thành và kết nối các tour du lịch tới các di tích, danh thắng, làng nghề truyền thống... Giai đoạn 2022-2025, huyện đã xây dựng, ban hành đề án trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch.

       Song ông cũng cho biết: Tiềm năng thì nhiều, nhưng việc phát huy giá trị của lễ hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân mới chỉ ở bước đầu. Để phát huy được tiềm năng của lễ hội và di tích trên địa bàn, huyện Thọ Xuân còn phải tiếp tục tăng cường hơn nữa trong việc quản lý những hoạt động mang tính truyền thống đồng thời có chọn lọc những hoạt động mang tính thời đại để tạo ra sức hút và sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách khác nhau.

Rõ ràng, câu chuyện “liên kết” giữa lễ hội và du lịch là bài toán không hề dễ. Lễ hội là một đối tượng đặc thù nên quản lý lễ hội cũng đòi hỏi những kỹ năng đặc thù. Nếu thắt chặt và bóp nghẹt quá thì lễ hội không còn đúng với nguyên bản và có thể khiến người dân đòi hỏi “trả lại lễ hội cho người dân”. Chỉ có giữ được sắc thái riêng của cộng đồng, của vùng miền một cách hồn nhiên, thì lễ hội mới có thể hấp dẫn, thu hút du khách.

          Là một người nghiên cứu văn hóa lịch sử, TS. Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh, khẳng định: Nếu di sản vật thể đòi hỏi phải bảo tồn các giá trị nguyên gốc thì di sản phi vật thể lại không ngừng được sáng tạo qua thời gian. Việc lễ hội luôn được bổ sung từ sự sáng tạo của cộng đồng là hoàn toàn chấp nhận được, thay vì đó không nên khư khư đòi hỏi, phải giữ tính nguyên gốc. Trải qua thời gian, nhiều lễ hội đã phát triển về quy mô, thay đổi không gian song không làm thay đổi bản chất của lễ hội. Chẳng hạn, lễ hội A trước đây diễn ra ở sân đình, nay đình làng bị tàn phá không còn, thì có thể diễn ra ở địa điểm khác trong thôn/làng, hoặc địa phương, và được người dân chấp nhận.
177d4200939t36211l0.jpg

Lễ hội Mường Xia thu hút đông đảo khách du lịch đến với huyện Quan Sơn.

          “Cũng cần nói thêm, không ít lễ hội truyền thống chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, từ 1 - 2 ngày, vì thế không dễ để đưa vào khai thác du lịch. Và phải thẳng thắn mà nói nhiều lễ hội không thể phát triển du lịch được. Lễ hội có quanh năm, tính bình quân mỗi ngày có một lễ hội lớn nhỏ diễn ra. Không nhiều người có thời gian, sức khỏe và tiền bạc để tham dự các lễ hội. Thanh Hóa hiện có 21 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thiết nghĩ chỉ cần lựa chọn một vài lễ hội trong số đó để tập trung khai thác và phát triển du lịch đã là khá ổn”, ông Tuấn cho biết.

         Bài học từ sự “bắt tay” giữa các trò diễn Xuân Phả và một số tour du lịch ít nhiều cho chúng ta thấy về việc nên đầu tư có trọng điểm. Không phải ngẫu nhiên 5 điệu múa dân gian đặc sắc với tên gọi “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” gồm: Hoa lang, Tú huần, Chiêm thành, Ai lao, Ngô quốc, mô phỏng các bộ tộc và nước lân bang đem đồ tiến cống vua Đinh, có thể đi biểu diễn ở bất kỳ chỗ nào. Ngoài yếu tố lịch sử, niềm tự hào của người dân, nét đặc sắc của lễ hội, cần hơn hết vẫn là cách làm, cách tổ chức để vừa đảm bảo tính nguyên gốc vừa mang đến sự mới mẻ với người xem.

       Mùa lễ hội 2024 đánh dấu lần đầu tiên “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 3/8/2023 được triển khai tại các địa phương. Theo đó, bộ tiêu chí nhằm khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các địa phương, ban tổ chức các lễ hội tăng cường chất lượng công tác quản lý lễ hội truyền thống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đòi hỏi về hưởng thụ văn hóa, mỗi người dân là “tai mắt” phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng góp phần chấn chỉnh, ngăn chặn các hoạt động biến tướng, bảo tồn bản sắc lễ hội truyền thống một cách hiệu quả. Ghi nhận tại các lễ hội mùa xuân 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, điều thấy rất rõ là ít xảy ra tình trạng “chặt chém”, tăng giá vé trông xe, ăn xin chèo kéo khách; người dân ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình khi đến lễ hội.

          Để du lịch “bắt tay” với di sản mà cụ thể là lễ hội cần cả một hành trình dài, không chỉ yêu cầu “gạn đục khơi trong”, lan tỏa giá trị tốt đẹp và giảm thiểu tiêu cực tại các lễ hội... Quan trọng hơn là bên cạnh việc giữ gìn giá trị của cha ông để lại, mỗi nhân tố của lễ hội còn phải gắn kết để kể câu chuyện hôm nay, đồng thời tạo ra giá trị cho mai sau. Chỉ có sự thay đổi, tạo nên hơi thở mới vào những sắc màu lễ hội thì mới có thể hấp dẫn du khách.
Nguồn;(Baovhds)

LỄ HỘI CÓ THỂ LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH?

Đăng lúc: 01/04/2024 08:58:44 (GMT+7)

 

LỄ HỘI CÓ THỂ LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH?

Đăng lúc: 31/03/2024 (GMT+7)
 
 
100%
 

- Có sẵn tiềm năng nhưng phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đó là hành trình dài, cần có sự vào cuộc của cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến mỗi người dân.

 177d4200915t17473l0.jpg

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, Thọ Xuân) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã khẳng định vị thế, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của di sản trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước.

      Nằm ở trung tâm khu vực châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt. Hiện trên địa bàn có 6 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, gắn liền với 24 lễ hội, lễ tục truyền thống còn được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng.

      Khẳng định về sự quan tâm của chính quyền với các di sản, ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, cách mạng, đồng thời sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân đã không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cùng với ngân sách huyện, tỉnh tập trung xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích. Ông cũng nhấn mạnh: Để vừa bảo tồn các giá trị văn hóa lễ hội vừa gắn với phát triển du lịch, Thọ Xuân đã tăng cường quảng bá, tổ chức các hoạt động mang tính thu hút để du khách trong và ngoài tỉnh đến với di tích, tham gia các hoạt động của lễ hội và giới thiệu sản phẩm đặc sắc của địa phương.

       Trong 2 năm 2022-2023, toàn huyện Thọ Xuân có 18 di tích được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp, với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Cùng với đó huyện đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử, di sản văn hóa; hình thành và kết nối các tour du lịch tới các di tích, danh thắng, làng nghề truyền thống... Giai đoạn 2022-2025, huyện đã xây dựng, ban hành đề án trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch.

       Song ông cũng cho biết: Tiềm năng thì nhiều, nhưng việc phát huy giá trị của lễ hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân mới chỉ ở bước đầu. Để phát huy được tiềm năng của lễ hội và di tích trên địa bàn, huyện Thọ Xuân còn phải tiếp tục tăng cường hơn nữa trong việc quản lý những hoạt động mang tính truyền thống đồng thời có chọn lọc những hoạt động mang tính thời đại để tạo ra sức hút và sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách khác nhau.

Rõ ràng, câu chuyện “liên kết” giữa lễ hội và du lịch là bài toán không hề dễ. Lễ hội là một đối tượng đặc thù nên quản lý lễ hội cũng đòi hỏi những kỹ năng đặc thù. Nếu thắt chặt và bóp nghẹt quá thì lễ hội không còn đúng với nguyên bản và có thể khiến người dân đòi hỏi “trả lại lễ hội cho người dân”. Chỉ có giữ được sắc thái riêng của cộng đồng, của vùng miền một cách hồn nhiên, thì lễ hội mới có thể hấp dẫn, thu hút du khách.

          Là một người nghiên cứu văn hóa lịch sử, TS. Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh, khẳng định: Nếu di sản vật thể đòi hỏi phải bảo tồn các giá trị nguyên gốc thì di sản phi vật thể lại không ngừng được sáng tạo qua thời gian. Việc lễ hội luôn được bổ sung từ sự sáng tạo của cộng đồng là hoàn toàn chấp nhận được, thay vì đó không nên khư khư đòi hỏi, phải giữ tính nguyên gốc. Trải qua thời gian, nhiều lễ hội đã phát triển về quy mô, thay đổi không gian song không làm thay đổi bản chất của lễ hội. Chẳng hạn, lễ hội A trước đây diễn ra ở sân đình, nay đình làng bị tàn phá không còn, thì có thể diễn ra ở địa điểm khác trong thôn/làng, hoặc địa phương, và được người dân chấp nhận.
177d4200939t36211l0.jpg

Lễ hội Mường Xia thu hút đông đảo khách du lịch đến với huyện Quan Sơn.

          “Cũng cần nói thêm, không ít lễ hội truyền thống chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, từ 1 - 2 ngày, vì thế không dễ để đưa vào khai thác du lịch. Và phải thẳng thắn mà nói nhiều lễ hội không thể phát triển du lịch được. Lễ hội có quanh năm, tính bình quân mỗi ngày có một lễ hội lớn nhỏ diễn ra. Không nhiều người có thời gian, sức khỏe và tiền bạc để tham dự các lễ hội. Thanh Hóa hiện có 21 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thiết nghĩ chỉ cần lựa chọn một vài lễ hội trong số đó để tập trung khai thác và phát triển du lịch đã là khá ổn”, ông Tuấn cho biết.

         Bài học từ sự “bắt tay” giữa các trò diễn Xuân Phả và một số tour du lịch ít nhiều cho chúng ta thấy về việc nên đầu tư có trọng điểm. Không phải ngẫu nhiên 5 điệu múa dân gian đặc sắc với tên gọi “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” gồm: Hoa lang, Tú huần, Chiêm thành, Ai lao, Ngô quốc, mô phỏng các bộ tộc và nước lân bang đem đồ tiến cống vua Đinh, có thể đi biểu diễn ở bất kỳ chỗ nào. Ngoài yếu tố lịch sử, niềm tự hào của người dân, nét đặc sắc của lễ hội, cần hơn hết vẫn là cách làm, cách tổ chức để vừa đảm bảo tính nguyên gốc vừa mang đến sự mới mẻ với người xem.

       Mùa lễ hội 2024 đánh dấu lần đầu tiên “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 3/8/2023 được triển khai tại các địa phương. Theo đó, bộ tiêu chí nhằm khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các địa phương, ban tổ chức các lễ hội tăng cường chất lượng công tác quản lý lễ hội truyền thống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đòi hỏi về hưởng thụ văn hóa, mỗi người dân là “tai mắt” phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng góp phần chấn chỉnh, ngăn chặn các hoạt động biến tướng, bảo tồn bản sắc lễ hội truyền thống một cách hiệu quả. Ghi nhận tại các lễ hội mùa xuân 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, điều thấy rất rõ là ít xảy ra tình trạng “chặt chém”, tăng giá vé trông xe, ăn xin chèo kéo khách; người dân ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình khi đến lễ hội.

          Để du lịch “bắt tay” với di sản mà cụ thể là lễ hội cần cả một hành trình dài, không chỉ yêu cầu “gạn đục khơi trong”, lan tỏa giá trị tốt đẹp và giảm thiểu tiêu cực tại các lễ hội... Quan trọng hơn là bên cạnh việc giữ gìn giá trị của cha ông để lại, mỗi nhân tố của lễ hội còn phải gắn kết để kể câu chuyện hôm nay, đồng thời tạo ra giá trị cho mai sau. Chỉ có sự thay đổi, tạo nên hơi thở mới vào những sắc màu lễ hội thì mới có thể hấp dẫn du khách.
Nguồn;(Baovhds)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0374408758
Email: truongxuan.thoxuan@thanhhoa.gov.vn